Chủ Nhật, 22/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo

Khánh Lan

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati nhưng áp mức giá xuất khẩu tối thiểu. Quyết định này được đưa ra khi lượng dự trữ gạo trong nước dư thừa và nông dân nước này đang chuẩn bị thu hoạch vụ mới trong những tuần tới.

Công nhân bốc gạo từ xe tải để chuẩn bị đưa lên tàu tại Kakinada Anchorage, cảng xuất khẩu gạo ở bang miền nam Andhra Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo thông báo của Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Độ, kể từ ngày 27-9, Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati và chuyển sang chính sách áp giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) 490 đô la Mỹ/tấn.

Lệnh cấm được triển khai hồi tháng 7-2023 nhằm kiểm soát giá cả lúa gạo trong nước trong bối cảnh thời tiết khô hạn do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino làm dấy lên lo ngại thiếu hụt nguồn cung gạo. Tuy nhiên, Ấn Độ đặt ra ngoại lệ để cung cấp gạo cho những nước có nhu cầu cấp bách về an ninh lương thực. Gần đây, nhiều nước bao gồm Anh, Mỹ, Nhật Bản kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm này.

“Chính sách xuất khẩu đối với gạo trắng phi basmati (gạo xay sơ bộ hoặc xay nhuyễn, đánh bóng hoặc chưa đánh bóng) được sửa đổi từ cấm sang cho phép với mức giá xuất khẩu tối thiểu là 490 đô la/tấn”, Cục Ngoại thương cho biết trong một thông báo.

Trong một thông báo khác, Cục Thuế thuộc Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với gạo đồ từ 20% xuống còn 10%. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (AIREA) Krishna Rao hoanh nghênh tin tức trên nhưng cho biết, không hiểu lý do khiến chính phủ áp chính sách MEP đối với gạo trắng phi basmati.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu nông sản Ấn Độ, Madan Prakash nhận định, Ấn Độ vẫn có thể xuất khẩu một lượng gạo trắng lớn trong thời gian tới vì MEP không phải là vấn đề to tát.

Trong năm tài khóa 2023-2024, nước này xuất khẩu gạo trắng basmati với tổng trị giá 852 triệu đô la, chủ yếu sang các nước châu Phi như Kenya, Mozambique and Cameroon. Trong bốn tháng đầu tiên của năm tài khóa 2024- 2025 (bắt đầu từ tháng Tư), Ấn Độ xuất khẩu 188,86 triệu đô la gạo trắng phi basmati, với hai khách hàng hàng đầu là Malaysia và Guinea.

Chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của đất nước đông dân nhất thế giới được xem là thành công khi giúp kiềm chế giá cả trong nước. Tuy nhiên, chính sách này dẫn đến một vấn đề khác là lượng gạo dự trữ đang quá nhiều.

Tính đến ngày 1-19, tồn kho gạo tại Tổng công ty lương thực nhà nước Ấn Độ lên đến 32,3 triệu tấn, cao hơn 38,6% so với năm ngoái. Điều này giúp chính phủ Ấn Độ yên tâm nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo. Trong niên vụ hiện tại, nhờ lượng mưa dồi dào, nông dân đã gieo trồng hơn 41,35 triệu hecta lúa, tăng từ 40,45 triệu hecta vào năm ngoái.

Ấn Độ dần nới lỏng xuất khẩu một loạt hàng hóa nông nghiệp trong thời gian gần đây khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ số giá tiêu dùng của Ấn Độ trong tháng Tám giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm là 3,65%.

Rajesh Paharia Jain, một thương nhân xuất khẩu gạo ở new Delhi cho biết, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ giúp cải thiện thu nhập của nông dân. Dự đoán, giá gạo trên thị trường quốc tế sẽ điều chỉnh vì không có đối thủ nào có thể cạnh tranh với nước này về giá xuất khẩu. Điều này sẽ đưa Ấn Độ trở lại vị thế thống trị thương mại gạo toàn cầu.

Krishna Rao của AIREA cũng cho rằng, bất chấp chính sách áp giá bán tổi thiểu, gạo Ấn Độ sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường xuất khẩu.

Theo Hindu Business Line, Reuters

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới