Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

An Giang – kết nối cơ hội, hợp tác thành công

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

An Giang – kết nối cơ hội, hợp tác thành công

Trung Chánh

(TBKTSG) – Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), An Giang có tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100 ki lô mét với các cửa khẩu quốc tế có thể kết nối thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy. An Giang cũng là trung tâm kinh tế, thương mại kết nối ba thành phố lớn: TPHCM, Cần Thơ và Phnôm Pênh (Campuchia).

An Giang - kết nối cơ hội, hợp tác thành công
Một góc núi Cấm, nhìn từ đỉnh Bồ Hong của tỉnh An Giang. Ảnh: angiang.gov.vn

An Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, giáp các tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia, cách TPHCM 190 ki lô mét và Phnôm Pênh 120 ki lô mét. Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh.

Tỉnh An Giang có diện tích 3.537 ki lô mét vuông, dân số 2,163 triệu người, thu nhập bình quân đầu người đạt 34,333 triệu đồng/năm, trong đó lực lượng lao động 1,23 triệu người. Trên địa bàn tỉnh có 8.568 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 49.297 tỉ đồng; có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 260 triệu đô la Mỹ.

Một trong những công trình hạ tầng mang tính kết nối quan trọng của tỉnh là cầu Vàm Cống đang xây dựng và dự kiến đưa vào sử dụng vào cuối năm 2018, giúp nối liên hai bờ Đồng Tháp-An Giang và rút ngắn 1 giờ di chuyển từ TPHCM về An Giang. Cảng Mỹ Thới cách trung tâm thành phố Long Xuyên 10 ki lô mét, có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 tấn và hàng năm tiếp nhận 1,5 triệu tấn hàng hóa.

Trên địa bàn tỉnh có các tuyến quốc lộ đi qua như quốc lộ 91, 91C, N1, 80. Trong đó, quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của Campuchia qua cửa khẩu Tịnh Biên; quốc lộ 91C nối thành phố Châu Đốc với cửa khẩu Khánh Bình (cách Phnom Penh 70 ki lô mét).

Cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, đường thủy là thế mạnh giao thông của An Giang, trong đó sông Tiền chảy qua địa phận tỉnh dài 87 ki lô mét và sông Hậu 100 ki lô mét là hai sông quan trọng nhất nối An Giang và ĐBSCL với các nước Campuchia, Lào, Thái Lan. Ngoài ra, hệ thống kênh cấp 2-3 đảm bảo các phương tiện từ 50-100 tấn có thể lưu thông dễ dàng.

Mạng thông tin – viễn thông của An Giang đảm bảo kết nối thông suốt đến các tỉnh, thành trong nước và quốc tế. Tính đến cuối năm 2017, số thuê bao Internet trên địa bàn tỉnh là 645.918 thuê bao.

Bốn thế mạnh của An Giang hiện này là nông nghiệp-thủy sản, du lịch, thương mại-dịch vụ và công nghiệp.

Về nông nghiệ-thủy sản, An Giang là địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Trong đó, lúa có diện tích canh tác trên 250.000 héc ta với sản lượng lúa đạt khoảng 3,89 triệu tấn/năm; rau màu có diện tích sản xuất khoảng 58.549 héc ta và sản lượng thu hoạch trên 1 triệu tấn/năm; diện tích cây ăn trái 13.600 héc ta, sản lượng 125.500 tấn/năm.

Bên cạnh đó, tỉnh còn 2.700 héc ta nuôi thủy sản với sản lượng thu hoạch 397.000 tấn/năm. Gần 50% diện tích nuôi đạt tiêu chuẩn GlobalGap, ASC và có đến 90% sản lượng được đưa vào chế biến xuất khẩu. Toàn tỉnh có 17 doanh nghiệp với 23 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, tổng công suất thiết kế 400.000 tấn sản phẩm/năm…

Về du lịch, An Giang là địa phương có đồng bằng lẫn đồi núi với hệ sinh thái môi trường phong phú, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều danh thắng nổi tiếng, sản phẩm du lịch phong phú như: du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao, vui chơi giải trí, cộng đồng, văn hóa…, nên có sức hút rất lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Trong năm 2017, địa phương đón 7,3 triệu lượt khách với doanh thu đạt 3.700 tỉ đồng.

Màu xanh của rừng tràm Trà Sư. Ảnh: angiang.gov.vn

Về thương mại-dịch vụ, năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ An Giang đạt 98.618 tỉ đồng. Kim ngạch xuất khẩu 820 triệu đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu gạo đạt 209 triệu đô la Mỹ; thủy sản đạt 255 triệu đô la Mỹ; rau quả 13,71 triệu đô la và hàng may mặc đạt 81,68 triệu đô la. Nhập khẩu đạt 145 triệu đô la Mỹ. An Giang có hai cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên và Vĩnh Xương; hai cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông cùng hai cửa khẩu phụ là Bắc Đai và Vĩnh Gia. Lượng hàng hóa mua bán qua cửa khẩu biên giới luôn giữ ổn định ở mức cao, nhịp độ tăng trường hàng năm khoảng 30%.

Về công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh An Giang là chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng. Trong năm 2017, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 36.609 tỉ đồng (giá so sánh năm 2010).

Toàn tỉnh có ba khu công nghiệp hoàn chỉnh gồm: Bình Hòa (huyện Châu Thành) 132 héc ta, Bình Long (huyện Châu Phú) 30,57 héc ta, Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) 57,4 héc ta.

Ngoài ra, An Giang còn các khu công nghiệp đang mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng và các khu kinh tế cửa khẩu.

Danh mục dự án mời gọi đầu tư:

I. Nông nghiệp:

1. Dự án đầu tư liên kết phát triển chuỗi giá trị gia tăng bò thịt (Tri Tôn), quy mô 60 héc ta, tổng vốn 2.500 tỉ đồng.
2. Khu liên hợp nghiên cứu sản xuất cá tra giống (Thoại Sơn), quy mô 200 héc ta, tổng vốn 1.500 tỉ đồng.
3. Dự án trồng chuối cấy mô công nghệ cao theo chuỗi giá trị (Tri Tôn), quy mô 500 héc ta, tổng vốn 150 tỉ đồng.
4. Dự án làng bè nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái cù lao Giêng (Chợ Mới), quy mô 100 héc ta mặt nước, tổng vốn 2.000 tỉ đồng.
5. Nhà máy chế biến rau củ quả (Chợ Mới), quy mô 10 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
6. Dự án chuỗi cung cấp thịt heo an toàn trên địa bàn tỉnh (Tri Tôn), quy mô 3 héc ta, tổng vốn 500 tỉ đồng.
7. Cụm công nghiệp sản xuất nếp bền vững (Phú Tân), quy mô 5.000 héc ta, tổng vốn 900 tỉ đồng.
8. Sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao trên địa bàn thành phố Long Xuyên (Long Xuyên), quy mô 100 héc ta, tổng vốn 600 tỉ đồng.
9. Sản xuất cá tra thương phẩm chất lượng cao trên địa bàn thành phố Long Xuyên (Long Xuyên), quy mô 300 héc ta, tổng vốn 1.800 tỉ đồng.

II. Thương mại – dịch vụ – du lịch:

1. Khai thác khu đất sân vận động tỉnh An Giang (Long Xuyên), quy mô 3,5 héc ta, tổng vốn 650 tỉ đồng.
2. Khu du lịch cồn Phó Ba (Long Xuyên), quy mô 80-100 héc ta, tổng vốn 5.000 tỉ đồng.
3. Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Tà Pạ (Tri Tôn), quy mô 200 héc ta, tổng vốn 1.000 tỉ đồng.
4. Khu du lịch sinh thái cộng đồng 3 xã cù lao Giêng (Chợ Mới), quy mô 170 héc ta, tổng vốn 500 tỉ đồng.
5. Khu du lịch Soài So (Tri Tôn), quy mô 49 héc ta, tổng vốn 500 tỉ đồng.
6. Khu trung tâm hành hương (tượng Di Lặc – chùa Phật Lớn – chùa Vạn Linh) (Tịnh Biên), quy mô 39,76 héc ta, tổng vốn 500 tỉ đồng.
7. Khu nghỉ dưỡng+ vọng cảnh vồ Bồ Hong (Tịnh Biên) quy mô 22,54 héc ta, tổng vốn 400 tỉ đồng.
8. Khu văn hóa dân gian và tín ngưỡng (phía Tây – Bắc khu trung tâm hành hương) (Tịnh Biên), quy mô 25,48 héc ta, tổng vốn 300 tỉ đồng.
9. Khu văn hóa các dân tộc (hồ Tà Lọt) (Tịnh Biên), quy mô 120 héc ta, tổng vốn 250 tỉ đồng.
10. Khu bảo tồn sinh thái (vồ Bà, đỉnh Chư Thần) (tịnh Biên), quy mô 39,29 héc ta, tổng vốn 120 tỉ đồng.
11. Khu thương mại và vui chơi giải trí Vĩnh Xương (Tân Châu), quy mô 62 héc ta, tổng vốn 450 tỉ đồng.
12. Khu thương mại – dịch vụ – du lịch và vui chơi giải trí đặc biệt khu vực cửa khẩu Tịnh Biên (Tịnh Biên), quy mô 25 héc ta, tổng vốn 500 tỉ đồng.
13. Khu thương mại dịch vụ và vui chơi giải trí Tịnh Biên (Tịnh Biên), quy mô 45 héc ta, tổng vốn 900 tỉ đồng.
14. Khu thương mại công nghiệp cửa khẩu Khánh Bình (giai đoạn 2) (An Phú) , quy mô 13 héc ta, tổng vốn 260 tỉ đồng.
15. Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh (Long Xuyên), quy mô 249,51 héc ta, tổng vốn 250 tỉ đồng.
16. Khu du lịch lòng hồ Trương Gia Mô (Châu Đốc), quy mô 10 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
17. Khu du lịch sinh thái bãi bồi Vĩnh Mỹ (Châu Đốc), quy mô 38 héc ta, tổng vốn 700 tỉ đồng.
18. Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng thành phố Châu Đốc (Châu Đốc), quy mô 68,18 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
19. Tuyến đường vòng công viên văn hóa Núi Sam (Châu Đốc), quy mô 75,3 héc ta, tổng vốn 700 tỉ đồng.
20. Khu du lịch Bắc Miếu Bà (Châu Đốc), quy mô 22,06 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
21. Các khu chức năng tuyến đường nối khu dân cư chợ Vĩnh Đông đến đường tránh quốc lộ 91 (Châu Đốc), quy mô 115 héc ta, tổng vốn 5.000 tỉ đồng.
22. Khu du lịch Búng Bình Thiên (An Phú), quy mô 706,8 héc ta, tổng vốn 600 tỉ đồng.
23. Trung tâm thương mại Bắc Cống Vong (Thoại Sơn), quy mô 6 héc ta, tổng vốn 100 tỉ đồng.
24. Khu nghỉ dưỡng+ sân golf (Tịnh Biên), quy mô 200 héc ta, tổng vốn 1.500 tỉ đồng.

III. Công nghiệp:

1. Khu công nghiệp Vàm Cống (Long Xuyên), quy mô 200 héc ta, tổng vốn 1.500 tỉ đồng.
2. Khu công nghiệp Bình Long mở rộng (Châu Phú), quy mô 120 héc ta, tổng vốn 900 tỉ đồng.
3. Khu công nghiệp Bình Hòa mở rộng (Châu Thành) quy mô 98 héc ta, tổng vốn 700 tỉ đồng.
4. Khu công nghiệp Hội An (Chợ Mới), quy mô 100 héc ta, tổng vốn 900 tỉ đồng.
5. Khu công nghiệp Xuân Tô (Tịnh Biên), quy mô 150 héc ta, tổng vốn 850 tỉ đồng.
6. Nhà máy bia An Giang (Châu Thành), quy mô 10 héc ta, tổng vốn 500 tỉ đồng.
7. Cụm công nghiệp Bình Đức (Long Xuyên), quy mô 20 héc ta, tổng vốn 150 tỉ đồng.
8. Cụm công nghiệp Tây Huề (Long Xuyên), quy mô 40 héc ta, tổng vốn 350 tỉ đồng.
9. Cụm công nghiệp Vĩnh Tế (Châu Đốc), quy mô 75 héc ta, tổng vốn 450 tỉ đồng.
10. Cụm công nghiệp Châu Phong (Tân Châu), quy mô 30 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
11. Cụm công nghiệp Long An (Tân Châu), quy mô 20 héc ta, tổng vốn 250 tỉ đồng.
12. Cụm công nghiệp Long Sơn (Tân Châu), quy mô 35 héc ta, tổng vốn 450 tỉ đồng.
13. Cụm công nghiệp Vĩnh Xương (Tân Châu), quy mô 20 héc ta, tổng vốn 150 tỉ đồng.
14. Cụm công nghiệp Phú Mỹ (Châu Phú), quy mô 75 héc ta, tổng vốn 400 tỉ đồng.
15. Cụm công nghiệp An Cư (Tịnh Biên), quy mô 28 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
16. Cụm công nghiệp An Nông (Tịnh Biên), quy mô 35 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
17. Cụm công nghiệp Hòa Bình (Chợ Mới), quy mô 75 héc ta, tổng vốn 450 tỉ đồng.
18.Cụm công nghiệp Hòa An (Chợ Mới), quy mô 75 héc ta, tổng vốn 450 tỉ đồng.
19. Cụm công nghiệp An Phú (An Phú), quy mô 40 héc ta, tổng vốn 220 tỉ đồng.
20. Cụm công nghiệp Lương An Trà (Tri Tôn), quy mô 30 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
21. Cụm công nghiệp Tân Thành (Thoại Sơn), quy mô 18,8 héc ta, tổng vốn 100 tỉ đồng.
22. Cụm công nghiệp Định Thành (Thoại Sơn) quy mô 20 héc ta, tổng vốn 200 tỉ đồng.
23. Cụm công nghiệp Núi Sập (Thoại Sơn) quy mô 10 héc ta, tổng vốn 100 tỉ đồng.

IV. Giao thông Vận tải:

1. Tổ chức quản lý, khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (tỉnh An Giang), quy mô tuyến xe buýt nhanh nội thành Long Xuyên, nội thành Châu Đốc và tuyến xe buýt nhanh nội tỉnh, tổng vốn 60 tỉ đồng.

V. Xây dựng:

1. Nâng cấp đô thị thành phố Châu Đốc, quy mô 58,1 héc ta, tổng vốn 8.500 tỉ đồng.
2. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải (Tân Châu), quy mô 1.505 héc ta, tổng vốn 1.000 tỉ đồng.

VI. Dịch vụ y tế:

Bệnh viện tim mạch An Giang (Long Xuyên), quy mô 6 héc ta 400 giường, tổng vốn 1.000 tỉ đồng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới