Thứ sáu, 9/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Bàn 2 phương án xây cầu Cát Lái

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bàn 2 phương án xây cầu Cát Lái

Lê Anh

(TBKTSG Online) -  Tỉnh Đồng Nai đã bàn bạc và đưa ra 2 phương án xây dựng cầu Cát Lái (cây cầu nối TPHCM với Đồng Nai) để chọn phương án có tính khả thi cao nhất.

Bàn 2 phương án xây cầu Cát Lái
Phối cảnh cầu Cát Lái - Nguồn: dongnai.gov.vn

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, ngày 6-1, tỉnh Đồng Nai đã bàn với các sở, ngành và huyện Nhơn Trạch về các phương án xây cầu Cát Lái để kết nối giữa huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với quận 2 (TPHCM).

Hiện tại, Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai đề xuất 2 phương án xây cầu Cát Lái.

Phương án 1: hướng tuyến của cầu có điểm đầu nối với dự án nút giao Mỹ Thủy đi dọc đường Nguyễn Thị Định trên địa bàn quận 2, TPHCM, sau đó sẽ vượt sông Đồng Nai sang bờ huyện Nhơn Trạch. Phương án này được tính toán với 2 quy mô mặt cắt ngang cầu gồm 6 làn xe và 8 làn xe.

Phương án 2: cầu Cát Lái có điểm đầu kết nối với đường vành đai 2 tại vị trí cách cổng trạm thu phí Phú Mỹ khoảng 450m, cách nút giao Mỹ Thủy hơn 1km đi theo đường nội bộ, cắt qua rạch Kỳ Hà trên địa bàn quân 2, TPHCM, sau đó, vượt sông Đồng Nai sang bờ huyện Nhơn Trạch. Phương án này cũng được xây dựng với 2 quy mô mặt cắt ngang cầu gồm 6 và 8 làn xe.

Sau khi xem xét 2 phương án, tỉnh Đồng Nai yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tính toán bổ sung phương án xây cầu Cát Lái với quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe để giảm mở rộng đường bên phía TPHCM để dự án có tính khả thi cao hơn. Sau khi hoàn thiện các phương án, sau đó sẽ mời các cơ quan chức năng của TPHCM cùng xem xét lựa chọn phương án phù hợp để tiến hành xây dựng.

Hồi tháng 4-2019, tỉnh Đồng Nai đề xuất Bộ GTVT và Chính phủ giao về cho tỉnh này để đứng ra mời gọi các nhà đầu tư với kinh phí 7.200 tỉ đồng. Trong đó, một phần kinh phí xây cầu Cát Lái sẽ trích từ nguồn vốn ngân sách của Đồng Nai và khai thác quỹ đất trên địa bàn tỉnh này riêng phần đường dẫn trên địa bàn TPHCM thì thành phố chịu trách nhiệm đầu tư. Hai địa phương đã họp bàn và thống nhất phương án này.

Đến tháng 8-2019, Chính phủ đồng ý giao tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu Cát Lái.

Theo nghiên cứu dự án trước đây của TPHCM, cầu Cát Lái sẽ là cầu dây văng có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4 km (riêng cầu khoảng 3,4 km) tối thiểu 4 làn xe, cầu có tĩnh không 55 mét. Điểm đầu bắt đầu từ nút giao Mỹ Thủy (quận 2, TPHCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư khoảng 5.700 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư); còn chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 1.225 tỉ đồng.

Mời xem thêm:

TPHCM kiến nghị xây cầu để thay phà Cát Lái

Xây cầu thay thế phà Cát Lái năm 2020

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới