Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Báo động ô nhiễm từ rác thải rắn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Báo động ô nhiễm từ rác thải rắn

Văn Nam

Báo động ô nhiễm từ rác thải rắn
Hiện nay mới chỉ khoảng 30 – 40% chất thải rắn nông thôn được thu gom – Ảnh: Văn Nam

(TBKTSG Online) – Hàng chục triệu tấn chất thải rắn được thải ra mỗi năm trên cả nước, gây ô nhiễm môi trường. Nhưng lượng chất thải rắn được thu gom, xử lý vẫn còn khá thấp, đặc biệt tại khu vực nông thôn.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường tại một buổi tập huấn về môi trường tại TPHCM hôm 6-6, tổng lượng chất thải rắn trên cả nước đang tăng khá nhanh trong mấy năm qua, từ khoảng 35 triệu tấn vào năm 2010 vọt lên con số ước tính 44 triệu tấn năm nay và̀ dự báo đến năm 2020 tăng lên 68 triệu tấn.

Tuy lượng rác thải ra khá lớn nhưng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom tại khu vực đô thị cũng chỉ đạt 70 – 75%, còn khu vực nông thôn thấp hơn, chỉ được 30 – 40%. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thì hiện vẫn còn thiếu các chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn ở nông thôn.

Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực từ ngày 15-6-2015, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau củ quả, xác động vật) và nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh) và các loại chất thải còn lại.

Nghị định nói trên cũng đề cập đến việc chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải theo quy hoạch.

Theo đó, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh là sẽ ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phù hợp.

Việc tổ chức thực hiện Nghị định này như thế nào cho có hiệu quả, thu gom và xử lý được chất thải rắn, góp phần bảo vệ môi trường vẫn đang là một bài toán khó.

Trước đó vào năm 2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 2149/QĐ-TTg kèm theo chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn, đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 85% chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

Hiện trên cả nước có 98 bãi chôn lấp rác, không kể 458 bãi rác quy mô nhỏ khác. Tuy nhiên, chỉ có 16 trong số 98 bãi chôn lấp được thiết kế đúng quy chuẩn, còn lại hầu hết các bãi chôn lấp khác không được đầu tư bài bản, vẫn còn các bãi rác lộ thiên không hợp vệ sinh, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí.

Xem thêm:

>> Cả nước có thêm 28 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới