(KTSG Online) - Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Nhà nước đang thực hiện đề án hơn 185 tỉ đồng để thu hút sếu đầu đỏ trong chục năm tới.
Trong phần đối thoại dưới đây, nhà báo Hồng Văn của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn và Tiến sĩ Dương Văn Ni, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu và Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long, nguyên giảng viên Khoa quản lý môi trường, Đại học Cần Thơ sẽ bàn luận xung quanh vấn đề thu hút Sếu đầu đỏ và bảo tồn đa dạng sinh học ở những vùng đất ngập nước nước như Tràm Chim, U Minh.
Bảo tồn sếu ở Đồng Tháp không chỉ là phục vụ cho Đồng Tháp, mà còn sẽ là mô hình bảo tồn một loài đặc hữu. Nếu thành công sẽ có ý nghĩa với công tác bảo tồn của Việt Nam. Và riêng loài sếu thì không chỉ cho Đồng Tháp, Việt Nam, mà còn có ý nghĩa cho cả khu vực Đông Nam Á.
Tôi không tin tưởng lắm vào bảo tồn sếu lại chỉ giao cho 1 địa phương thực hiện, thực tiễn ở Thái Lan là cấp quốc gia, thực hiện đồng bộ và kéo dài hơn chục năm rồi, nay cũng chưa dám nói thành công, ta bỏ ra chút tiền, giao cho địa phương làm theo kiểu viết dự án thật hay, đến lúc thực hiện thì phai nhạt dần.
Bảo tồn sếu khác với các dự án xây dựng công trình này kia, nó đòi hỏi kiên trì, sáng tạo, mà những cái đó thì các cơ quan nhà nước liên quan tới bảo tồn hiện nay đang rất yếu, thực tế bảo tồn động thực vật hoang dã ở VN đã nói lên điều đó.