Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bệnh heo tai xanh lan ra 19 tỉnh thành

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bệnh heo tai xanh lan ra 19 tỉnh thành

Ngọc Hùng

Nhân viên Chi cục thú y TPHCM đang kiểm tra bệnh tai xanh tại một hộ chăn nuôi heo nhập cư tại huyện Bình Chánh. Ảnh do Chi cục thú y TPHCM cung cấp

(TBKTSG Online) – Tính đến chiều ngày 8-8, bệnh heo tai xanh đã lan ra 19 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, 17 tỉnh, thành đã công bố có dịch heo tai xanh là Nghệ An, Cao Bằng, Sóc Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Hậu Giang. Còn TPHCM và thành phố Cần Thơ cũng đã phát hiện heo bị nhiễm bệnh tai xanh nhưng chưa công bố dịch.

>> TPHCM phát hiện heo nhiễm bệnh tai xanh

>> Nông dân ngại dùng vắc-xin heo tai xanh

>> Giá thịt heo giảm do tâm lý?

>> Đề xuất chi 7 tỉ đồng để phòng dịch heo tai xanh

Chiều ngày 8-8, theo cộng tác viên của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, thành phố Cần Thơ mặc dù chưa công bố dịch heo tai xanh nhưng số lượng heo bệnh tại các hộ dân khá nhiều. Hiện các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai đã xuất hiện một số ổ dịch heo tai xanh.

Trước đó, ngày 6-8, Chi cục thú y TPHCM cho biết, đã phát hiện và tiêu hủy gần 200 con heo nhiễm bệnh tai xanh tại quận 12.

Như vậy, tính đến chiều ngày 8-8, đã có 19 tỉnh, thành có heo bị nhiễm bệnh.

Thông tin từ Cơ quan thú y vùng 7 cho biết, ngày 7-8, Hậu Giang là tỉnh mới nhất công bố dịch heo tai xanh tại thị xã Ngã Bảy với gần 210 con heo mắc bệnh đã bị tiêu hủy.

Còn Tiền Giang là tỉnh đầu tiên công bố dịch heo tai xanh, tính đến chiều ngày 8-8 đã có 10 huyện, thị xã đã xuất hiện dịch heo tai xanh gồm hơn 90 hộ chăn nuôi với 6.000 con heo bị tiêu hủy trong số 15.000 con heo mắc bệnh.

Theo Chi cục thú y tỉnh Đồng Nai, dịch heo tai xanh xuất hiện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu và dịch đang có dấu hiệu lan ra nhiều xã trong toàn huyện này. Tính đến ngày 8-8, dịch heo tai xanh đã xuất hiện tại 2 huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom.

Theo ông Mai Văn Hiệp, Phó cục trưởng Cục thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch heo tai xanh lây lan nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nguyên nhân là do công tác dự báo của các tỉnh chưa chi tiết, thêm vào đó chưa quản lý tốt các lò giết mổ, phương thức vận chuyển nhỏ lẻ cùng với lực lượng nhân viên thú y của các chi cục thú y các tỉnh còn mỏng nên không thể kiểm soát được.

“Một số tỉnh ở miền Bắc đã công bố hết dịch bệnh heo tai xanh (sau 21 ngày không phát hiện có ổ dịch mới) nhưng trong dịch tễ thì 100 ngày tiếp theo mầm bệnh vẫn còn tồn tại. Do đó, sau khi công bố hết dịch, lượng heo từ các tỉnh phía Bắc được đưa vào phía Nam không phải qua những bước kiểm tra gắt gao nên phần nào làm tăng nhanh khả năng xuất hiện bệnh heo tai xanh ở phía Nam”, ông Hiệp cho biết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới