Thứ Sáu, 18/10/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Bộ Công Thương hoàn thành nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nguyên Tân

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA). Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo nghị định và trình Chính phủ phê duyệt.

Một nhà máy điẹn gió ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: S.Nghi

Baochinhphu.vn đưa tin, theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25-4, ban soạn thảo dự thảo Nghị định quy định cơ chế DPPA đã nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị. Trên cơ sở ý kiến góp ý, ban soạn thảo, tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình dự thảo lần 2 nghị định này theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định để gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26-4, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định dự thảo nghị định này.

Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào hai chính sách là mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng và mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia.

Cùng với dự thảo nghị định, Bộ Công Thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về hai phương án đối với mỗi chính sách.

1 BÌNH LUẬN

  1. Tôi có mấy ý kiến sau”
    I. “Sẽ mua điện mặt trời qua pin lưu trữ”. Việc này đúng và cần thiết vì các lợi ích sau:
    1. Đảm bảo được tính ổn định của hệ thống điện Quốc Gia, do dung lượng Pin lưu trữ là nguồn điện linh động tốt nhất để bù vào vào phần công suất thiếu hụt của hệ thống điện lúc gió giảm, đối với cho điện gió; mây mưa giông bão & ban đêm, đối với hệ thống diện mặt trời (HTĐMT).
    2. Góp phần giảm bớt đầu tư nguồn điện linh hoạt bằng vốn ngân sách
    Theo Quy Hoạch điện VIII, định hướng Cơ cấu nguồn điện: Pin lưu trữ 300 MW (0,2%); Nguồn điện linh hoạt khác 300 MW (0,2%).
    Nguồn điện linh động bao gồm: Pin lưu trữ; nhiệt điện khí; thuỷ điện; thuỷ điện tích năng; điện nguyên tử.
    3. Khuyến khích & huy động được các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, như các hộ dân, nhà máy xí nghiệp. Đặc biệt là các văn phòng công sở & văn phòng doanh nghiệp, do chỉ tính riêng điện năng dư cho các ngày nghỉ lễ, tết, thứ bẩy và chủ nhật trong năm đã chiếm đến 32%.

    II. Với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)
    Chính Phủ nên thận trọng vì các lý do sau:
    1. DPPA với các hình thức mua bán trực tiếp theo kết nối vật lý, hay kết nối qua lưới điện quốc gia thì cũng cần có các nguồn linh động.
    – Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng (gọi là hình thức 1).
    – Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn với kết nối qua lưới điện quốc gia (gọi là hình thức 2)
    2. Với hình thức 1: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sẽ xử lý các nguồn điện linh động bằng các cách sau:
    – Mua điện trực tiếp bàng đường dây riêng (với giá cao hơn giá bán cho EVN) từ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nhiệt điện khí. Các nhà máy này đều hiện đang kết nối và bán điện cho EVN. Như vậy gánh nặng điều độ hệ thống điện EVN vẫn không thay đổi. Hơn thế nữa nguy cơ phát triển NÓNG năng lượng tái tạo (NLTT) có khả năng NÓNG hơn thời kỳ quy hoạch điện VII và VII+
    – Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tự đầu tư các nguồn điện lính động và hệ thống đủ lớn: Vấn đề này không khả thi ngày trong thời gian từ 5 đến 7 năm nữa vì vốn đầu tư quá lớn, lưới điện của hệ thống chưa đủ lớn, hơn nữa hiệu quả đầu tư không có.
    – Hình thức nay, nhìn thì có vẻ độc lập với hệ thống điện Quốc Gia nhưng hoàn toàn không độc lập chủ nào.
    3. Với hình thức 2: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sẽ xử lý các nguồn điện linh động bằng các cách sau:
    – Mua điện từ hệ thống điện của EVN: Như vậy quá thuận lợi và gánh năng cho EVN với toàn bộ nguồn NLTT phát triển theo hình thức này.
    Sẽ phát triển cực kỳ NÓNG và nguy cơ hệ thống điện Việt Nam mất kiểm soát, nguy cơ phân ra hệ thống rất cao.
    – Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tự đầu tư các nguồn điện lính động, nhưng vì trước mắt đã có nguồn của EVN nên chừng nào tính luỹ đủ vốn mới đầu tư.
    Kết luận & kiến nghị:
    – DPPA với hình thức 1 hay 2 như nêu trên, gánh nặng về điều độ và ổn định hệ thống trong thời gian từ 5 đến 7 năm nữa vẫn 100% trên vai của EVN.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới