Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ NN-PTNT báo cáo Chính phủ dự án Cái Lớn – Cái Bé

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ NN-PTNT báo cáo Chính phủ dự án Cái Lớn – Cái Bé

Diệp Yến

TBKTSG Online) – Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Văn bản số 8915/VPCP-NN ngày 17-9-2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã có báo cáo về các vấn đề liên quan đến Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1.

Mời bạn đọc xem báo cáo tại đây

Bộ NN-PTNT báo cáo Chính phủ dự án Cái Lớn - Cái Bé
Báo cáo về dự án Cái Lớn – Cái Bé của Bộ NN-PTNN.

Quan điểm của Chính phủ là tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với các điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, chọn mô hình thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Theo báo cáo, khi xây dựng Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn I sẽ kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 346.241ha. Giảm thiệt hại do thiên tai (hạn, mặn) vào mùa khô cho đất lúa vùng U Minh Thượng và Tây sông Hậu, đất tôm – lúa cũng như chuyên tôm ở huyện An Minh và An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Báo cáo nêu rõ, hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé tăng cường giữ ngọt trong mùa mưa cho diện tích tôm – lúa vùng An Minh, An Biên với những năm mưa ít.

Bên cạnh đó, dự án còn góp phần phòng chống thiên tai: tăng cường tiêu thoát và giảm ngập úng cho vùng hưởng lợi của dự án; giảm khối lượng đắp đập tạm hàng năm của tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang. Trữ nước vào mùa mưa để phục vụ tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất và phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong mùa khô, giảm quy mô và diện tích khai thác nước ngầm. Tạo nguồn cấp nước bổ sung để duy trì hệ sinh thái của rừng, phòng và chống cháy rừng trong mùa khô.

Theo báo cáo, dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé còn tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua và cải tạo đất trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sụt lún đất. Kết hợp tuyến để biển Tây tạo thành cụm công trình phòng chống thiên tai, nước dâng do bão, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp (do sụt lún đất). Vận hành cống để cắt triều cường trong trường hợp mưa lũ lớn và mở cửa để đầy nhanh tiêu thoát khi triều cường xuống.

Với một số ý kiến chưa đồng thuận bộ đã có giải thích chi tiết. Bộ NN-PTNN sẽ tập trung chỉ đạo đồng bộ tạo sự đồng thuận để công trình có thể triển khai vào năm 2019.

Mời đọc thêm: Bạn đọc xem các bài có nội dung liên quan tại đây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới