Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Ngành KH-CN ít được quan tâm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Ngành KH-CN ít được quan tâm

Thái Ngọc

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Ngành KH-CN ít được quan tâm
Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH-CN. Ảnh: Thái Ngọc

(TBKTSG Online) – Một chính sách mới về khoa học và công nghệ (KH-CN) nếu cũng nhận được được sự quan tâm của xã hội, người dân như giáo dục – đào tạo, y tế, hay giao thông – vận tải… thì ngành KH-CN sẽ nhận thức được hạn chế, thiếu sót của mình để phát triển nhanh hơn.

Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH-CN đã nói như thế, trước phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội trong ngày 12-6.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị An, Hà Nội, về việc KH-CN chưa được đặt đúng vị trí, ông Quân cho rằng KH-CN chưa trở thành quốc sách hàng đầu, do đầu tư chưa đủ từ cả nhà nước lẫn xã hội.

Theo ông Quân, người dân, các tổ chức trong nước chưa tin dùng những thành quả nghiên cứu khoa học trong nước. Điều này cũng xuất phát từ việc các công trình nghiên cứu KH-CN chưa mang lại được hiệu quả như kỳ vọng.

Tỷ lệ ứng dụng sau nghiên cứu ở Việt Nam là 18%, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới là 20%.

Trước năm 2010, đầu tư cho KH-CN của doanh nghiệp, đơn vị ngoài nhà nước chưa có, nhưng hiện nay mức đầu tư này đã bằng khoảng 80% mức đầu tư của nhà nước. Trong khi đó, ở Trung Quốc, đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước gấp ba lần, Hàn Quốc gấp 10 lần. Theo kế hoạch của Bộ KH-CN đến năm 2020, đầu tư ngoài nhà nước phải gấp ba lần đầu tư nhà nước cho KH-CN.

Lĩnh vực KH-CN mới thực hiện cơ chế thị trường từ năm 2010 đến nay, và chưa phát triển tương xứng để tạo động lực phát triển.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương, Cần Thơ đề xuất mỗi tấn nông thủy sản xuất khẩu sẽ dành một đô la Mỹ cho KH-CN. Ông Quân cho biết khoảng bốn năm trước ông đã có ý kiến về điều này, nhưng để làm được cần phải biến nó thành luật, phải được sự đồng tình của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo ông Quân, quy định của Luật KH-CN năm 2013 sẽ dành 2% khoản chi ngân sách cho KH-CN. Nếu trừ đi khoản dự phòng, an ninh quốc phòng, thực chi cho KH-CN còn khoảng 1,52% tổng chi ngân sách với khoảng 17.300 ngàn tỉ đồng.

Số tiền này chi cho đầu tư cho hạ tầng hết khoảng 40%, chi thường xuyên 40%, chỉ còn 20% cho hoạt động nghiên cứu, với số tiền khoảng hơn 3.400 tỉ đồng. Tuy nhiên điều đáng lo khoản chi này đang không được tiêu hết.

Đại biểu Lê Nam, tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi, tiền chi cho nhiệm vụ KH-CN dùng không hết, nhưng các nhà sáng chế độc lập lại không được hỗ trợ. Ông Quân giải thích: theo luật ngân sách không có khoản chi cho nội dung này nên chưa thể chi được. Hiện nay, với các nhà sáng chế độc lập, các Sở KH-CN chỉ mới hỗ trợ tinh thần, hoặc mời hợp tác chứ chưa thể hỗ trợ trực tiếp.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ KH-CN đang cùng với Bộ Tài chính để có thể ra được văn bản hỗ trợ tài chính cho những nhà sáng chế độc lập.

Không tìm được nguồn phóng xạ vì… thanh tra mỏng

Trước sự quan tâm của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, tỉnh Thái Nguyên về trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp trước việc liên tục mất nguồn phóng xạ trong những năm qua ông Quân thừa nhận: trong 5 năm đã có bốn nguồn phóng xạ bị mất, nhưng chi thu hồi được hai nguồn.

Xảy ra việc này có phần trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan quản lý nhà nước, mà cụ thể là của Bộ KH-CN do khâu kiểm tra giám sát chưa đầy đủ. Nhưng bộ cũng có cái khó do không còn thanh tra chuyên ngành, mà thông qua thanh tra của các sở KH-CN ở các địa phương, nhưng nguồn thanh tra mỏng.

Mức xử phạt hiện nay cũng chưa đủ tính răn đe. Vụ mất nguồn phóng xạ tại nhà máy Pomina 3 tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, theo ông Quân, phải cộng ba bốn tội và phạt ở mức tối đa cũng chỉ có 80 triệu đồng.

Mời xem thêm

Quỹ Đổi mới khoa học công nghệ quốc gia, để làm gì?

Năng lực KHCN kém: VN dễ vướng bẫy thu nhập trung bình

Gỡ khó tài chính cho nghiên cứu khoa học, công nghệ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới