Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ Xây dựng: thắt chặt tín dụng BĐS cần tránh gây sốc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ Xây dựng: thắt chặt tín dụng BĐS cần tránh gây sốc

Ban Cao

Bộ Xây dựng: thắt chặt tín dụng BĐS cần tránh gây sốc
Bộ Xây dựng cho rằng việc điều chỉnh theo hướng thắt chặt tín dụng BĐS cần có lộ trình, tránh đột ngột, gây biến động thị trường. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Trong văn bản gửi lên NHNN ngày hôm qua 15-3 để góp ý về dự thảo sửa đổi Thông tư 36, Bộ Xây dựng cho rằng việc giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 40% và tăng hệ số rủi ro đối với thị trường bất động sản từ 150% lên 250% cần phải được cân nhắc kỹ, giảm từ từ, tránh gây sốc cho thị trường.

Bộ Xây dựng cho rằng kinh doanh bất động sản (BĐS) sử dụng nguồn vốn vay từ các ngân hàng là rất lớn. Tính đến nay, có khoảng 3.980 dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở đang triển khai với nhu cầu vốn đầu tư cần trên 4,4 triệu tỉ đồng, trong đó lượng vốn vay các ngân hàng chiếm tới 50-60%.

Trong khi đó, dư nợ tín dụng BĐS hiện nay vẫn ở mức hợp lý (tính đến 31-12-2015 là 392.000 tỉ đồng), chiếm dưới 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, bộ này nhận định thị trường BĐS hiện nay đang trên đà hồi phục tích cực và đang được kiểm soát tốt, chưa có biểu hiện về tình trạng sốt nóng và các dấu hiệu bất thường.

Do vậy, nếu điều chỉnh giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 40% và nâng hệ số rủi ro từ 150% lên 250% là quá lớn, sẽ gây đột biến, ảnh hưởng xấu tới thị trường. 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tới hệ thống ngân hàng, và đề phòng tình trạng bong bóng BĐS trong bối cạnh thị trường BĐS đã hồi phục thì việc điều chỉnh này cũng cần phải cân nhắc kỹ, cần có lộ trình, tránh giật cục.

Bộ Xây dựng cũng cho rằng, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn không nên quá 60%. Nếu quá 60% sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối nguồn tài chính của tổ chức cho vay. Bên cạnh đó, hệ số rủi ro cũng nên ở mức 150% – 200% để đảm bảo an toàn vốn cho vay đối với lĩnh vực BĐS.

Cũng trong ngày 15-3, Bộ Xây dựng cũng có kiến nghị gởi NHNN về việc kéo dài thời gian giải ngân gói 30.000 tỉ đồng. Bộ Xây dựng đề nghị NHNN xem xét, giải quyết theo hướng sau ngày 1-6-2016 mà chưa giải ngân hết gói hỗ trợ này thì kéo dài thời hạn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỉ đồng.

Trong trường hợp không thể kéo dài thời gian giải ngân, thì NHNN cần hướng dẫn giải quyết theo hướng sau thời hạn 1-6-2016 thì các khách hàng vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và khách hàng đáp ứng đủ điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã được cam kết cho vay vốn ưu đãi mà chưa giải ngân hết thì được tiếp tục vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất.

Bộ Xây dựng cho biết, gói tín dụng này sau ba năm triển khai đã tạo ra những tín hiệu tích cực đối với thị trường BĐS, lượng giao dịch ngày càng tăng, đặc biệt đối với phân khúc nhà ở có quy mô nhỏ, trung bình, giá thấp.

Đến nay tổng số tiền đã ký hợp đồng cam kết cho vay đạt trên 29.500 tỉ đồng (trên 98%), đã giải ngân trên 20.300 tỉ đồng (gần 70%). Với tiến độ giải ngân như hiện tại, dự kiến đến ngày 1-6-2016, sẽ giải ngân được khoảng 85%, và cuối năm 2016 sẽ giải ngân hết gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới