Thứ bảy, 11/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Các nước nhập khẩu và phân phối vàng như thế nào?

TS. Đinh Trường Hinh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Tiếp theo bài báo chúng tôi vừa viết về Năm giải pháp để ổn định thị trường vàng (*) bài viết này nhằm giải thích các hệ thống nhập khẩu và phân phối vàng ở các nước bên cạnh Việt Nam như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, và Thái Lan.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu thực hiện việc bán hàng miếng trực tiếp cho người dân. Ảnh: Lê Vũ

Qua bài phân tích này, chúng ta thấy ở các nước này, ngân hàng trung ương có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động về nhập khẩu và phân phối vàng, nhưng không phải là một cơ quan nhập khẩu, mà là một cơ quan giám sát. Như vậy họ đã kết hợp thị trường cùng các quy định chặt chẽ để giảm thiểu ảnh hưởng của các biến đổi về giá vàng trên thế giới cho thị trường nội địa.

Từ việc nhập khẩu của các đơn vị được ủy quyền đến bán lẻ thông qua các cửa hàng trang sức và nền tảng trực tuyến, hệ thống nhập khẩu và phân phối vàng của các nước này nhằm cung cấp vàng cho người dân một cách minh bạch và hiệu quả.

Sự tham gia của các cơ quan chính phủ ngoài ngân hàng trung ương (như Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế (MITI) và Bộ Thương mại Nội địa và Người tiêu dùng (MDTCA) của Malaysia) giúp duy trì sự ổn định của thị trường và bảo vệ chống lại các hoạt động bất hợp pháp.

Có tất cả tám khía cạnh quan trọng trong việc nhập khẩu và phân phối vàng mà tôi sẽ lần lượt phân tích cho bốn nước trên. Đó là:

1. Nhập khẩu vàng: tổ chức nào được ủy quyền trong việc nhập khẩu vàng, quy định của chính phủ như thế nào, và nguồn vàng đến từ đâu;

2. Hải quan và thuế nhập khẩu: thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu ra sao;

3. Kênh phân phối: các ngân hàng và đại lý được chỉ định; thị trường bán sỉ, thị trường bán lẻ;

4. Hệ thống bán lẻ: cửa hàng trang sức, tiền vàng và thỏi vàng;

5. Nền tảng thương mại điện tử và kỹ thuật số: bán hàng trực tuyến, vàng kỹ thuật số (digital gold);

6. Các đề án và sáng kiến của chính phủ: chương trình kiếm tiền từ vàng (GMS), trái phiếu vàng có chủ quyền (SGB);

7. Tuân thủ và đảm bảo chất lượng: tiêu chuẩn tinh khiết, đánh dấu ấn, tiêu chuẩn chống rửa tiền (AML), và giám sát và báo cáo;

8. Kênh đầu tư: ETF vàng và hợp đồng tương lai vàng.

Không phải các khía cạnh nào cũng có đủ dữ liệu và tin tức, nhất là phần 8. Do đó, có một số nước tôi không bàn về các phần không có đầy đủ tin tức.

(*) Năm biện pháp cho thị trường vàng Việt Nam, KTSG số 20-2024, ra ngày 16-5-2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới