Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Các tập đoàn lớn không đáp ứng tiêu chí “hàng hóa của Việt Nam”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Các tập đoàn lớn không đáp ứng tiêu chí “hàng hóa của Việt Nam”

Tâm An

(TBKTSG Online) – Với tiêu chí mà Bộ Công Thương đưa ra ở dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, đại diện hiệp hội và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng sẽ không thể đáp ứng yêu cầu để công bố là hàng Việt Nam.

Các tập đoàn lớn không đáp ứng tiêu chí
Doanh nghiệp nước ngoài lo ngại không đáp ứng được tiêu chí để ghi nhãn "Made in Vietnam".

Có ý kiến tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo thông tư kể trên diễn ra hôm nay, 27-9 tại TPHCM, ông Nguyễn Hữu Nam, một chuyên gia về xuất xứ hàng hóa của Phòng công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) TPHCM cho biết, quy định về việc phải có hàm lượng giá trị gia tăng (VAC) theo phần trăm trong dự thảo sẽ làm cho nhiều hàng hóa không được công nhận là “Made in Vietnam”. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ vướng nhiều nhất. Vì họ thường nhập toàn bộ nguyên phụ liệu từ nước ngoài về sản xuất. Lúc này, khi không đáp ứng được thì cũng sẽ không được lưu hành tự do ở thị trường trong nước, như quy định tại Nghị định 43/2017 về nhãn hàng hóa.

Thêm vào đó, theo ông Nam, các nhà sản xuất này cũng sẽ gặp khó khăn vì trong dự thảo, cơ quan chức năng cũng không quy định rõ nếu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ở công đoạn cuối cùng nhưng không đáp ứng được tiêu chí thì sẽ được ứng xử thế nào. 

“Bộ Công Thương dự thảo thông tư này là cần thiết nhưng cần thận trọng, tránh vì áp lực dư luận mà nóng vội đưa ra quyết định, cũng không nên vì một vài trường hợp mà quy định chung trong khi nền kinh tế rất rộng lớn”, ông Nam nói.

Đại diện của Intel Việt Nam, cũng là người phụ trách các vấn đề thương mại ở khu vực châu Á, đồng thuận với quan điểm nêu trên của ông Nam. Theo vị đại diện này, Intel đã đầu tư rất lớn ở Việt Nam, cả về công nghệ lẫn con người. Nhưng, xét theo tiêu chí phải có VAC 30% cũng như tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa 4 số như dự thảo đưa ra thì Intel sẽ không đáp ứng. Vì vậy, cần phân loại theo ngành, nhìn vào quy trình sản xuất cũng như mức độ đầu tư để xác định xuất xứ, tránh "oan uổng cho doanh nghiệp".

Cũng theo đại diện từ Intel, dù hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu 100% nhưng trên thực tế có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng Intel từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước. Bản thân Intel cũng được khách hàng yêu cầu xác nhận về xuất xứ hàng hóa với mục đích không hưởng ưu đãi thuế.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục xuất nhấp khẩu, Bộ Công Thương, người chủ trì hội nghị lấy ý kiến, cho biết, việc dự thảo thông tư về xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, của Việt Nam đã được bắt đầu từ 1 năm trước, không phải vì có vụ Asanzo mới đưa ra. Do vậy, các nội dung đã được cân nhắc kỹ. Tất nhiên, cũng có những vấn đề cần phải bàn, ví dụ như chuyện đối xử với hàng không đủ đáp ứng tiêu chí. Bộ Công Thương sẽ tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp để có những quy định phợp lý. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới