Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cần công bằng, minh bạch khi tăng giá điện

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cần công bằng, minh bạch khi tăng giá điện

Thùy Dung

(TBKTSG Online) – Giá điện và tác động của đợt tăng giá điện vừa qua là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội diễn ra ngày 30-5.

Cần công bằng, minh bạch khi tăng giá điện
Giá điện tăng gây áp lực lớn lên lạm phát – Ảnh: TH.

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng nhiều bức xúc của cử tri không được giải quyết đã khiến họ mất niềm tin và hoài nghi vào cơ chế, chính sách của nhà nước. Những bức xúc này liên quan tới BOT giao thông; điều hành giá điện, xăng dầu; gian lận thi cử… Đây là vấn đề cần phải được xem xét, bàn thảo kỹ lưỡng để có phương án giải quyết thấu đáo.

Liên quan tới giá điện, xăng dầu, đại biểu từ An Giang này cho rằng cần phải xem xét cái gốc của vấn đề tăng giá điện, đồng thời đề nghị "Bộ Công Thương phải nghiêm khắc rà soát, phải chăng nguồn gốc sâu xa là do độc quyền, không có cạnh tranh trong mua bán, truyền tải điện".

Cũng liên quan tới vấn đề giá điện, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho hay, Chính phủ đã có báo cáo giải trình, khẳng định việc tăng giá điện bán lẻ bình quân 8,36% từ ngày 20-3 là đúng quy trình. Nhưng thực tế, cử tri không quan tâm việc tăng giá điện có đúng quy trình, quy định hay không bởi "Chính phủ điều hành thì không thể không đúng quy định".

Nhưng, việc tăng giá mặt hàng này chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân, làm tăng chi phí đầu vào và tăng giá thành sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Ở chiều ngược lại, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức không tăng. Do đó, việc đại biểu Hậu quan tâm là: “Tăng giá ảnh hưởng tới đời sống người dân, lạm phát cụ thể ra sao". Đồng thời ông đề nghị Chính phủ “giao Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hoạt động kinh doanh ngành điện”.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng việc tăng giá điện sẽ kéo theo tăng giá các mặt hàng khác, nhất là vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất gây bức xúc cho người dân. “Chính phủ cần có giải pháp phòng ngừa tình trạng té nước theo mưa làm tăng giá các mặt hàng khác; đẩy mạnh theo dõi thị trường, kiểm tra việc kê khai giá của các doanh nghiệp, kịp thời có biện pháp nếu có biến động”, đại biểu Phúc nói.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng: “Giá điện luôn luôn tuân theo quy trình bất biến, đã tăng rồi, tăng nữa và tăng mãi”. Ông cho rằng, người dân ủng hộ chủ trương chung về giá điện nhưng “cần có sự công bằng, minh bạch và hợp lý”.

Vị đại biểu từ Bình Thuận này cho hay, kỳ tăng giá điện vừa qua có rất nhiều điều cần làm rõ. Người dân hoàn toàn có lý khi nghi ngờ việc tăng giá điện 8,36% là chưa chuẩn xác, khi mà số tiền điện phải trả cho hóa đơn thực tế những tháng đầu tiên từ lúc tăng giá điện là nhiều, thậm chí gấp đôi, gấp ba.

Các đại biểu đều quan ngại việc tăng giá điện và một số dịch vụ thiết yếu đang và sẽ gây áp lực lên lạm phát, vốn đang rất căng thẳng hiện nay.

Báo cáo kinh tế năm 2019 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), lạm phát cả năm 2019 được dự báo sẽ trở nên “khó kiểm soát hơn” và nhiều khả năng có thể lên tới 4-5%.

Sức ép tới lạm phát được chỉ ra đến từ yếu tố bên trong của nền kinh tế, đó là các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như điều chỉnh tăng giá xăng dầu vừa qua. Tính đến hết tháng 4-2019, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng khoảng 2,93% so với cùng kỳ năm trước và đang trong xu hướng đi lên.

Trong khi đó, theo VEPR, mức gia tăng lạm phát trên mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tác động từ những điều chỉnh giá của Chính phủ vì độ trễ của chính sách.

Ngoài yếu tố bên trong, lạm phát còn chịu sức ép từ bên ngoài khi giá dầu thô thế giới có thể tiếp tục tăng do những căng thẳng ở Trung Đông leo thang và nguồn cung thế giới được cắt giảm.

Mời đọc thêm:

Giá điện nhìn từ hai phía

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới