Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cần kích cầu vào giáo dục và y tế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cần kích cầu vào giáo dục và y tế

Trong kinh tế, hàng hóa công cộng (public goods) là hàng hóa mang lại lợi ích lan tỏa nhưng không phân chia được đối với toàn xã hội, dù cho các cá nhân có muốn tiêu dùng hàng hóa công cộng hay không.

Ví dụ, các biện pháp y tế cộng đồng thủ tiêu bệnh đậu mùa sẽ bảo vệ tất cả mọi người chứ không chỉ riêng người trả tiền để tiêm phòng bệnh. Xây dựng các cơ sở giáo dục cũng là một loại hàng hóa công cộng bởi vì nó giúp cho tất cả mọi người sẽ được thụ hưởng một nền giáo dục tốt hơn.  

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang trên đà suy giảm như hiện nay, các biện pháp kích cầu bằng cách áp dụng chính sách tài khóa mở rộng đang được các nhà hoạch định chính sách đặt ra. Tăng chi tiêu của chính phủ theo lý thuyết như tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng trường học, tăng lương cho giáo viên, cán bộ công chức… sẽ tác động trực tiếp đến tổng cầu và làm tăng GDP một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, một vấn đề mà các nhà kinh tế học Việt Nam đang tranh luận đó là tăng kích cầu bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ bằng cách nào và tăng như thế nào cũng như tăng cho ai.  

Hầu hết quan điểm của các kinh tế gia Việt Nam đều ủng hộ việc mở rộng chính sách tài khóa nhưng một số kinh tế gia lại rất lo ngại cho rằng mỗi lần kích cầu là cải cách khu vực kinh tế nhà nước lại chậm lại, vì chính phủ bơm tiền để cứu nền kinh tế, và khu vực mà chính phủ dễ bơm tiền ra nhất đó là khu vực doanh nghiệp nhà nước.  

Nhưng hậu quả về lâu dài của việc bơm tiền vào khu vực này sẽ là những cơn sốt chứng khoán, bất động sản khi lượng tiền này không được khu vực này tiêu thụ kịp hay nói một cách kinh tế hơn đó là sử dụng tiền không hiệu quả.

Theo bảng phân bổ ngân sách đầu tư nhà nước 9 tháng đầu năm thì tỷ lệ giải ngân cho đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 759,2 tỉ đồng (tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch là 67,8%), Bộ Giao thông Vận tải là 3.687,2 tỉ đồng (58,7%), riêng Bộ Xây dựng 90 tỉ đồng, chỉ đạt 25,6% kế hoạch năm. Đầu tư cho giáo dục và y tế vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối thấp so với các ngành khác.  

Do đó, tôi cho rằng trong kế hoạch kích cầu lần này cần phải tăng ngân sách cho ngành giáo dục và y tế.. Về giáo dục, thông qua chương trình kích cầu lần này nhà nước cần bơm tiền vào đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học từ mẫu giáo đến phổ thông để đáp ứng nhu cầu học tập của một số lượng học sinh đông đảo như hiện nay.  

Về y tế, nhà nước có thể mở rộng việc phát miễn phí bảo hiểm y tế cho người nghèo ở thành thị hay nông dân ở các vùng bị thiên tai. Các nghiên cứu kinh tế đều cho thấy rằng sức khỏe tốt tỷ lệ thuận với năng suất lao động. 

BẠCH HUỲNH DUY LINH

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới