Chủ Nhật, 11/06/2023, 05:21
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Cần “nội soi” để xác định nguyên nhân sạt lở sông ở Cần Thơ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cần “nội soi” để xác định nguyên nhân sạt lở sông ở Cần Thơ

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Đơn vị tư vấn bước đầu đã xác định được nguyên nhân dẫn đến vụ sạt lở xảy ra mới đây trên sông Ô Môn (thành phố Cần Thơ) khiến 11 ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng. Thế nhưng, để có được kết quả chính xác nhất, đơn vị tư vấn khuyến cáo nên “nội soi” khu vực sạt lở.

Khai thác cát “giết” dần những dòng sông miền Tây

Cần “nội soi” để xác định nguyên nhân sạt lở sông ở Cần Thơ
Điểm sạt lở trên sông Ô Môn- nơi đơn vị tư vấn khuyến cáo “nội soi” để xác định chính xác nguyên nhân. Ảnh: Trung Chánh

Tại buổi làm việc với UBND Thành phố Cần Thơ về xử lý điểm sạt lở sông Ô Môn khiến 11 căn nhà của người dân bị ảnh hưởng được tổ chức vào hôm nay, 2-5, ở địa phương này, ông Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó viện trưởng Viện khoa học thủy lợi miền Nam- đơn vị tư vấn- cho biết, qua khảo sát bước đầu đã xác định nguyên nhân của vụ sạt lở xảy ra hôm 24-4 trên sông Ô Môn (quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ).

Theo ông Hùng, khu vực xảy ra sạt lở lần này nằm sát với điểm sạt lở xảy ra vào năm ngoái. “Vết lở trước nó đã tạo ra 1 số vết nứt nội hàm của vùng lân cận”, ông cho biết.

Ngoài ra, theo ông Hùng, do địa tầng khu vực xảy ra sạt lở là một túi bùn, có nền đất yếu nên dẫn đến xảy ra sạt lở, nhất là ở đoạn trong lòng đất có độ sâu từ 12 đến 22 mét, thì càng xuống sâu đất càng yếu. “Mặt khác, điều kiện thủy văn rơi vào thời điểm thấp nhất trong năm cộng hưởng với các vết nứt cũ và vùng đất này là túi bùn yếu dẫn đến sạt lở cục bộ tại khu vực này như vậy”, ông cho biết.

Tuy nhiên, việc khảo sát hiện trạng lòng đất tại khu vực sạt lở bằng kỹ thuật khoan nên việc đánh giá chưa được toàn diện. Vì vậy, để xác định được chính xác nguyên nhân, ông Hùng khuyến cáo có thể sử dụng kỹ thuật “nội soi” lòng đất.

Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp về vấn đề này, theo ông Hùng, để đo và xác định được các “dị tật” trong đất tốt hơn thì có thể sử dụng công nghệ “nội soi” lòng đất tại vị trí xảy ra sạt lở.

Theo ông, ở Việt Nam công nghệ này đã được áp dụng, tức là công nghệ sử dụng sóng điện từ để rà các “dị tật” trong đất kết hợp khoan lấy mẫu đất sẽ đưa ra được những nhận định chính xác.

“Hiện tại, Viện cũng đã áp dụng công nghệ này tại 1 số khu vực (sạt lở) trọng điểm như Sa Đéc (Đồng Tháp), sông Vàm Nao (An Giang) và cho kết quả rất khả quan”, ông cho biết.

Trên cơ sở những nhận định về nguyên nhân sạt lở như nêu trên, Viện khoa học thủy lợi miền Nam kiến nghị biện pháp xử lý cho đoạn sạt lở sông Ô Môn, đó là tăng kích thước chiều rộng bảng đáy thêm nửa mét, từ 4,5 mét như thiết kế trước đây lên 5 mét và chiều dài cọc đóng tăng thêm 7 mét, tức từ 23 lên 30 mét.

Với phương án khắc phục như đề xuất, dự kiến kinh phí dùng để xử lý sạt lở sẽ tăng thêm 8,4 tỉ đồng. Được biết, dự án kè chống sạt lở sông Ô Môn phía bờ phải có tổng vốn đầu tư (chưa tăng thêm) là 45 tỉ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 35 tỉ đồng.

Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, sau khi có kết quả chính thức sẽ có phương án xử lý, kể cả các vấn đề phát sinh. “Trong trường đó (phát sinh chi phí đầu tư) chúng ta cũng phải làm, chứ không thể không làm”, ông nhấn mạnh.

Liên quan đến các hộ dân ảnh hưởng bởi sạt lở, ông Thống nhấn mạnh, quan điểm của địa phương là hỗ trợ tối đa cho người dân theo khả năng của địa phương.

Mời xem thêm:

Chống sạt lở bờ sông, bờ biển: phải xử lý từ gốc vấn đề

Vị trí đặt bình chọn

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới