Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cần tăng cường bảo vệ người tiêu dùng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cần tăng cường bảo vệ người tiêu dùng

ThS. Nguyễn Văn Niên

Hiện nay vấn đề bảo vệ người tiêu dùng lại đang hết sức lỏng lẻo. (Ảnh minh họa)

(TBKTSG) – Nền kinh tế càng phát triển thì trình độ chuyên môn hóa càng sâu. Trong bối cảnh đó, các cá nhân cũng ràng buộc với nhau nhiều hơn, mỗi người có thể vừa là nhà sản xuất, cung ứng vừa là người tiêu dùng. Thế nhưng, hiện nay vấn đề bảo vệ người tiêu dùng lại đang hết sức lỏng lẻo.

Báo cáo của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam mới đây đã nhận định, “người tiêu dùng Việt Nam là đối tượng chịu thua thiệt nhiều nhất và bị “móc túi” công khai nhất hiện nay”.

Thật vậy, hàng chục triệu người tiêu dùng nước ta đang hàng ngày, hàng giờ chứng kiến (và thường phải chấp nhận) sự gian lận thương mại, khi mua các loại thực phẩm, nông sản, sữa, xăng, gas, nhà ở… cho đến sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, ngân hàng…

Người tiêu dùng càng bị thiệt thòi bởi đa số không biết “kêu” với ai và cũng chưa có thói quen khiếu nại khi quyền lợi bị xâm hại. Và trên thực tế cũng rất ít khi người tiêu dùng được bồi thường thỏa đáng, ngay cả trong những vụ việc gây xôn xao công luận như gian lận xăng dầu, sữa nhiễm melamine, hay vụ nước tương đen cách đây vài năm.

Việt Nam hiện vẫn chưa có tòa án chuyên về bảo vệ người tiêu dùng như nhiều nước khác. Hệ thống pháp luật thì vẫn còn chung chung, nhiều mâu thuẫn, lỏng lẻo và thiếu tính răn đe.

Chính vì thế, cách tự bảo vệ quyền lợi tốt nhất hiện nay chỉ là cùng lên tiếng tố cáo gian lận. Tuy nhiên, “bản hợp xướng” của hàng triệu người tiêu dùng cả nước vẫn chưa đủ để kéo các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc.

Do đó, theo tôi, Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện một số giải pháp sau để bảo vệ người tiêu dùng:

1. Phát triển Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thành một tổ chức xã hội với vai trò, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng hơn, mạnh hơn.

2. Xây dựng Bộ luật Bảo vệ người tiêu dùng và tòa án bảo vệ người tiêu dùng.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa hội, tòa án với các trung tâm đo lường, kiểm định chất lượng quốc gia, hội luật gia, cơ quan chăm sóc y tế…

4. Phát động, tuyên truyền sâu rộng các chương trình bảo vệ người tiêu dùng trên diện rộng nhằm hướng đến sự phát triển nhân văn, bền vững.

Có làm được như vậy mới mong người tiêu dùng nước ta sẽ được đối xử tốt hơn chứ không phải “ngậm đắng nuốt cay” như thời gian vừa qua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới