Thứ tư, 15/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Câu chuyện “ba ông lớn” ngành ô tô Mỹ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Câu chuyện “ba ông lớn” ngành ô tô Mỹ

Trong một xưởng sản xuất xe của hãng Ford ở Mỹ

(TBKTSG) - Một trong những tin tức ảnh hưởng nhất đến thị trường chứng khoán Mỹ và Nhật trong tháng 12-2008 là tin về ngành ô tô Mỹ, mà cụ thể là về chuyện “cứu” ba đại gia được người ta gọi là Big 3, gồm General Motors (GM), Ford và Chrysler.

Vì sao nên nỗi?

Những nguyên nhân gây ra tình trạng khốn đốn hiện nay đối với Big 3 có thể tóm tắt như sau:

Giá xăng tăng lật đổ mô hình kinh doanh “uống xăng”. Ngành ô tô của rất nhiều nước chứ không riêng gì Mỹ đã lâm vào tình trạng rất khó khăn do giá dầu thô tăng cao, đẩy giá xăng tăng theo lên những mức kỷ lục. Tuy nhiên, điều này đặc biệt tai hại cho các đại gia Mỹ hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Nguyên nhân là vì ba đại gia ngành ô tô Mỹ đã đầu tư vào các loại xe SUV (sport utility vehicle) với mục tiêu nhắm vào các thị phần ở những thị trường Mỹ, Úc, Trung Đông và các nước châu Á nơi mà người tiêu dùng có thể phải đi trên những đoạn đường không bằng phẳng và có nhu cầu đi xa, cần thêm không gian để trữ đồ đạc trong xe. Và quan trọng nhất, theo một số phân tích của ngành ô tô, loại xe này có lợi nhuận biên cao hơn, từ 15-20% trên mỗi chiếc SUV trong khi, nếu bán một chiếc xe hơi thì chỉ khoảng 3%.

Đổi lại, các loại xe SUV này lại “uống” nhiều xăng hơn. Trong điều kiện giá xăng tăng, mô hình kinh doanh “uống xăng” này thất bại: người tiêu dùng đổi qua dùng các loại xe tiết kiệm xăng hơn, và thường các loại xe này là do các đối thủ nước ngoài của Big 3 như Toyota sản xuất. Điều tệ hại là việc tiết kiệm năng lượng này đi kèm với vấn đề môi trường, trở thành một điều để giới chính khách Mỹ tận dụng nhằm “marketing” trong chiến dịch tranh cử vừa qua theo hướng cho thấy bản thân mình là người nhắm vào xe tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. “Mốt thời thượng” tiết giảm năng lượng này càng làm cho người dân Mỹ cảm thấy không muốn mua SUV.

Thị phần ô tô Bắc Mỹ tính đến tháng 11-2008

-

Thị phần (%)

Số lượng

-

Hiện tại

Năm trước

% thay đổi

Chrysler

14,5

15,8

-22,8

Ford

16,6

17,5

-20,4

GM

24,7

26,4

-21,0

Big 3

55,8

59,8

-21,3

BMW

1,3

1,0

7,3

Honda

10,9

9,2

-0,2

Hyundai

1,9

1,6

-4,3

Mercedes

1,3

1,1

-3,0

Mitsubishi

0,5

0,5

-24,6

Nissan

7,9

7,8

-14,2

NUMMI

2,7

2,7

-15,6

Subaru

1,4

0,9

28,6

Toyota

8,6

8,3

-13,3

Volkswagen

3,5

2,6

12,8

Công ty khác

2,1

2,0

-10,8

Tổng cộng

100,0

100,0

-15,6

Nguồn: Ward’s AutoinfoBank

Kết quả là mô hình kinh doanh của Big 3 thất bại và mất dần thị phần cho các hãng nước ngoài. Số liệu thống kê trên CNN-Money cho thấy thị phần của Big 3 tại Mỹ giảm từ 70% của năm 1998 xuống 53% của năm 2008. Bảng bên cạnh cũng cho thấy tình hình tương tự. Wall Street Journal còn dẫn ra một số liệu dự đoán bi đát hơn nữa cho ngành ô tô Mỹ, đó là nước ngoài sẽ ngày càng lấn át ba đại gia của Detroit (xem biểu đồ).

Chi phí cao. Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến khó khăn tài chính của Big 3 đồng thời cũng là nguyên nhân làm họ mất thị phần trên sân nhà vào tay các công ty nước ngoài là do chi phí của họ, đặc biệt là chi phí nhân công cao hơn các đối thủ đến từ châu Á (mà nguyên nhân không nhỏ được “đổ lỗi” cho việc tại Big 3, công đoàn của công nhân ô tô đòi hỏi quá nhiều lợi ích).

Theo số liệu của Wall Street Journal, chi phí cho nhân công trung bình một giờ của Big 3 là 73,21 đô la trong khi công ty khác chỉ là 44,20 đô la. Tuy nhiên, chi phí này là do các phúc lợi của công nhân Big 3 được hưởng đã đẩy nó lên, chứ thật ra, nếu chỉ so sánh về lương theo giờ, thì chi phí này của Big 3 chỉ là 28,42 đô la, không cao hơn là mấy so với chi phí của Toyota (26 đô la), Honda (24 đô la) và Huyndai (21 đô la). Dù sao, tổng chi phí cao cho nhân công vừa ảnh hưởng sức cạnh tranh về giá vừa gây nhiều rắc rối khi doanh số sụt giảm. Đó là lý do vì sao một trong những yêu cầu mà thượng viện Mỹ đưa ra để cứu ngành ô tô Mỹ là phải giảm chi phí nhân công xuống ngang bằng các đối thủ cạnh tranh đến từ châu Á.

Ngoài chi phí nhân công thì việc duy trì nhiều nhãn hiệu xe hơn và một mạng lưới bán hàng (dealer network) rộng lớn hơn cũng buộc Big 3 gánh chịu nhiều chi phí hơn. Sản phẩm không thu hút thì nhiều nhãn hiệu hay mạng lưới bán hàng lớn cũng khó giúp được gì mà còn gây ra chi phí khổng lồ. Kinh nghiệm lần này của ngành ô tô Mỹ xem ra có nhiều gợi ý cho chuyện làm ăn của ta.

Khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính cũng góp phần khiến tình hình kinh doanh của ngành ô tô Mỹ đi xuống. Tương tự như thị trường nhà, trước đây người Mỹ có thể vay tiền mua ô tô và do đó, có thể thúc đẩy doanh số. Nay, do khủng hoảng tài chính, nhiều nhà cho vay chính của Big 3 rơi vào tình cảnh khó khăn, người Mỹ khó có thể vay tiền để mua xe của các hãng này nữa và họ cũng không muốn mua xe vì muốn cắt giảm chi tiêu. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của họ ở châu Á có thể cầu viện chính phủ và các đại ngân hàng của nước họ (ví dụ ở Nhật, Hàn Quốc). Vì vậy, trong cuộc chiến tiền tài trợ cho mua xe thời khó khăn, các đại gia Mỹ lại gặp khó khăn hơn. Chưa hết, những thua lỗ gần đây buộc các đại gia Mỹ phải đi kiếm nguồn tiền tài trợ để duy trì hoạt động. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, họ không tìm ra được nguồn tiền tài trợ. Nợ nhiều, kinh doanh giảm sút, tất yếu phải dẫn đến nguy cơ phá sản.

Tóm lại, mô hình kinh doanh không hợp thời, chi phí cao dẫn đến mất thị phần, cộng với tác động nhất thời của khủng hoảng tài chính tất yếu ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận và do đó, bắt đầu đẩy ba đại gia này vào vòng xoáy khó khăn và buộc phải cầu cứu Chính phủ Mỹ.

Tác động nếu Big 3 sụp đổ

Có rất nhiều loại tác động được “kể lể” ra để đề nghị quốc hội Mỹ thông qua việc “bảo kê” ba đại gia ngành ô tô. Tuy nhiên, những tác động nghiêm trọng thực sự nếu Big 3 sụp đổ có thể kể đến là: thất nghiệp, suy thoái kinh tế trầm trọng và chi phí xã hội lớn.

Đương nhiên nếu ba đại gia ngành ô tô mà sụp đổ thì công việc của hơn 1 triệu nhân công lắp ráp xe hơi và của các mạng lưới công ty bán xe, công ty cung cấp phụ tùng sẽ mất đi. Ngoài ra, hơn 1 triệu việc làm ở các ngành khác được tạo ra từ ngành ô tô và các công ty bán xe, cung cấp phụ tùng cũng biến mất. Có nhiều nguồn ước tính ra các số thất nghiệp khác nhau, nhưng tổng số việc làm mất đi nếu Big 3 sụp đổi đều được ước tính xung quanh mốc 2-3 triệu người! Một con số có thể gây chấn động lớn và chi phí xã hội cao (dự kiến khoảng hơ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới