Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Châu Âu đề xuất thu phí xử lý rác thải với nhà sản xuất hàng dệt may

Lê Linh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Trong tuần qua, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), đề xuất thu phí xử lý rác thải đối với các nhà sản xuất hàng dệt may trong khu vực. Động thái này nhằm khuyến khích thương các hiệu thời trang giảm rác thải và thúc đẩy tính tuần hoàn của các sản phẩm quần áo.

Theo số liệu của EC, mỗi công dân EU vứt bỏ tương đương 12kg quần áo và giày dép mỗi năm, hơn 3/4 trong số đó bị thiêu hủy hoặc chôn lấp. Ảnh: EEA

Hôm 5-7, EC giới thiệu các đề xuất cho Chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR), áp dụng cho hàng hóa dệt may ở tất cả các nước thành viên EU. Các đề xuất này sẽ buộc nhà sản xuất đảm nhận trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm dệt may đồng thời hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt may khắp EU.

Các nhà sản xuất sẽ trả phí để trang trải chi phí quản lý và xử lý rác thải dệt may, một hệ thống mà EC cho rằng sẽ giúp họ có động lực để giảm rác thải và thúc đẩy tính tuần hoàn của sản phẩm dệt may.

“Bạn không thể cấm mọi người mua áo quần mới nếu họ có đủ khả năng chi trả và cảm thấy thích điều đó. Điều tôi cần đảm bảo là áo quần áo hết thời gian sử dụng nên được xử lý tốt hơn là đem đi thiêu hủy hoặc ‘xả’ sang ở châu Phi”,  Virginijus Sinkevičius, Cao ủy Môi trường trường của EU nói.

Những thương hiệu thời trang nhanh như các nhà bán lẻ trực tuyến Shein và Boohoo và “ông lớn” sản xuất thời trang đường phố như H&M và Inditex, công ty mẹ của thương hiệu Zara, đang chịu sức ép ngày càng tăng trong việc rời bỏ các mô hình kinh doanh chi phí thấp, dẫn đến hàng triệu tấn quần áo bị vứt vào thùng rác .

Theo số liệu của EC, mỗi công dân EU vứt bỏ tương đương 12kg quần áo và giày dép mỗi năm, hơn 3/4 trong số đó bị thiêu hủy hoặc chôn lấp. Dữ liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA)cho thấy, mức tiêu thụ quần áo và giày dép trong khu vực dự kiến tăng 63% từ 62 triệu tấn vào năm 2019 lên 102 triệu tấn vào năm 2030.

Theo đề xuất của EC, các công ty bán hàng thời trang cho người tiêu dùng ở EU sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho việc xử lý bất kỳ rác thải thải dệt may nào với số tiền tùy thuộc vào số lượng rác thải cần xử lý.

Các biện pháp tương tự đã được áp dụng ở các nước EU như Pháp và Tây Ban Nha.EU cũng đã đưa ra quy định yêu cầu các nước hành viên phải thiết lập các hệ thống thu gom rác thải thải dệt may vào năm 2025.

Một quan chức EU cho biết, theo ước tính của EC, chi phí để các công ty trả tiền cho quần áo phế thải sẽ tương đương khoảng 0,12 euro cho mỗi chiếc áo phông nhưng con số này sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm và cách xử lý. Mức phí này có thể giảm nếu hàng may mặc được sản xuất bền vững hơn. Việc điều chỉnh mức phí như vậy sẽ khuyến khích các nhà bán lẻ thời trang cân nhắc kỹ hơn về khả năng tái sử dụng hoặc tái chế sản phẩm của họ.

EuroCommerce, tổ chức đại diện cho các nhà bán lẻ và bán sỉ ở châu Âu, hoan nghênh đề xuất thu phí trên và cho rằng, các quy định cần hài hòa trên tất cả 27 nước thành viên của EU khi được triển khai.

Theo EuroCommerce, các công ty sản xuất thời trang trong khu vực muốn bán các sản phẩm bền vững hơn nhưng bị cản trở do thiếu cơ sở hạ tầng tái chế. “Cần có nguồn tài chính và đầu tư để đạt được mức thu gom rác thải dệt may cao”, EuroCommerce cho biết

H&M cũng tuyên bố ủng hộ biện pháp thu phí xử lý rác thải và đặt mục tiêu 30% quần áo của thương hiệu này làm từ sợi tái chế vào năm 2025.

Tổ chức Dệt may châu Âu ( Euratex) cho biết, đang thực hiện các dự án thí điểm với các nhà sản xuất vải nhỏ ở 11 khu vực sản xuất hàng dệt may để tạo ra một hệ thống khép kín, trong đó, quần áo được thiết kế theo cách dễ tái chế hơn.

Tuy nhiên, các đề xuất mới của EC có thể sẽ làm thất vọng các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu vì họ đang kêu gọi “chấm dứt thời trang nhanh” và đặt ra các mục tiêu cụ thể cho việc ngăn ngừa, thu gom và tái chế rác thải dệt may.

Các đề xuất này cần được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Á đàm phán và thống nhất trước khi trở thành luật. Tháng trước, nhiều nước EU  cũng đề xuất cấm các thương hiệu thời trang tiêu hủy áo quần không tiêu thụ được. Đây là một nỗ lực giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp dệt may, vốn đóng góp 20% lượng phát thải khí nhà kính của EU.

Một báo cáo của Tòa án Kiểm toán châu Âu (ECA) công bố trong tuần qua cho thấy, ít nước EU quan tâm đến việc tăng vật liệu tái chế lưu thông trong nền kinh tế. Báo cáo ghi nhận mức độ tuần hoàn trong nền kinh tế ở 7 nước, bao gồm Thụy Điển và Đan Mạch đang suy giảm.

“Cho đến nay, EU vẫn bất lực, có nghĩa là quá trình chuyển đổi tuần hoàn gần như bị đình trệ ở các nước châu Âu”, Annemie Turtelboom, một thành viên của ECA nói.

Theo Financial Times

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới