Chủ Nhật, 1/10/2023, 10:42
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Chỉ số giá tháng sau Tết tăng 0,23%

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chỉ số giá tháng sau Tết tăng 0,23%

Minh Tâm

Chỉ số giá tháng sau Tết tăng 0,23%
Sau Tết Nguyên đán, hàng hóa vẫn khuyến mãi, giảm giá khắp nơi. Ảnh: Minh Tâm

(TBKTSG Online) – So với tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn cả nước tháng sau Tết Nguyên đán, tức tháng 2, tăng 0,23%.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố hôm nay, 28-2 cho thấy, trong tháng 2, có 7/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa tăng giá so với tháng 1. Tuy nhiên, tăng cao nhất không phải nhóm hàng ăn, ăn uống ngoài gia đình như thường thấy vào các thời điểm sau Tết Nguyên đán như mọi năm mà lại là nhóm nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng.

Lực đẩy chính khiến nhóm này tăng tới 0,77% so với tháng 1 là việc tăng giá gas (mức 28.000 đồng/bình 12kg). Bên cạnh đó còn là nhu cầu tiêu dùng điện, nước tăng lên khi thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng.

Kế đến là nhóm giao thông, tăng 0,56% so với tháng trước dưới tác động của đợt điều chỉnh giá dầu và giá vé tàu, xe, máy bay tăng khi nhu cầu đi lại vào dịp sau Tết tăng cao.

Nhóm chiếm quyền số cao trong rổ tính là hàng ăn và dịch vụ ăn uống thì mức tăng chỉ là 0,11%. Trong đó, lương thực tăng 0,25%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,02% còn thực phẩm lại giảm 0,28%.

Các nhóm hàng tăng giá còn lại là thiết bị đồ dùng gia đình (+0,05%); hàng hóa dịch vụ khác (+0,14%); văn hóa giải trí du lịch (+0,15); thuốc và dịch vụ y tế (+0,22%).

Ngược lại, trong tháng 2 có 3 nhóm hàng hóa giảm giá là đồ uống, thuốc lá (-0,01%); may mặc mũ nón giày dép (-0,05%); bưu chính viễn thông (-0,07%).

Có một nhóm đứng giá là giáo dục.

Tính chung, CPI tháng 2 tăng 0,23% so với tháng 1. So với tháng 12-2016, mức tăng là 0,69%. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 2 tăng 5,02%.

Qua hai tháng đầu năm, mức tăng của chỉ số giá là 5,12% so với cùng kỳ.

Lạm phát cơ bản (theo thước đo CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý gồm dịch vụ y tế và giáo dục) của tháng 2 tăng 0,2% so với tháng 1, tăng 1,51% so với cùng kỳ.

Lạm phát cơ bản hai tháng đầu năm tăng 1,69% so với cùng kỳ năm 2016.

Xét theo khu vực, mức độ tăng giá hàng hóa ở thành thị trong tháng 2 cao hơn nông thôn, lần lượt ở mức 0,32% và 0,16%.

Xét theo địa phương, tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có biến động tăng về chỉ số giá. Tuy nhiên, mức tăng đều không quá cao. Có khá nhiều tỉnh thành, mức biến động thấp hơn chỉ số chung. Một số địa phương như TPHCM, Cần Thơ, chỉ số giá tháng 2 tăng trên 0,5% so với tháng 1, cao hơn mức bình quân của cả nước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 2 giảm

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước tính đạt 309.300 tỉ đồng, giảm 6,5% so với tháng trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 640.000
Tỉ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng là 5,6% (thấp hơn mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm 2016).

Xem thêm:

Chỉ số giá tháng 1 tăng 0,46%

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới