“Sinh sau, đẻ muộn” nhưng Mcredit đã có những bứt phá ấn tượng trên thị trường tài chính tiêu dùng.
PV: Bước chân vào thị trường tài chính tiêu dùng khi giai đoạn tăng trưởng nóng đã qua. Mcredit có chiến lược khác biệt nào để phát triển kinh doanh, thu hút khách hàng trong 5 năm qua?
Ông Lê Quốc Ninh: Thị trường tài chính tiêu dùng từ ngày Mcredit thành lập đến nay cạnh tranh khốc liệt cả về số lượng và chất lượng. Khi chúng tôi ra đời, một số cái tên đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Sau nhiều năm bùng nổ, miếng bánh tài chính tiêu dùng dù vẫn nhiều dư địa và hấp dẫn nhưng cũng khó khăn hơn.
Chúng tôi đặt mình trong tâm thế học hỏi và rút kinh nghiệm từ các bậc đàn anh đi trước. Mặt khác, Mcredit cũng có những chiến lược, thay đổi để bứt phá hơn bằng sức trẻ, sự nhanh nhạy của người đến sau.
Ngoài ra, có được nền tảng mạnh từ 2 cổ đông lớn là MB Bank và Shinsei Bank (Nhật Bản) đã hỗ trợ Mcredit trong các hoạt động bán chéo sản phẩm, gia tăng thị phần, nâng cao công tác quản trị và các giải pháp công nghệ.
Dịch bệnh Covid-19 khiến thói quen tiêu dùng thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được coi là cơ hội và cũng là thách thức với các công ty tài chính tiêu dùng. Mcredit đã thay đổi như thế nào?
Không phải tới khi dịch Covid 19 bùng phát, Mcredit mới nghĩ tới việc chuyển đổi số. Chúng tôi may mắn có những nền tảng chuyển đổi số từ trước đó, đến nay, số hóa được chúng tôi thực hiện một cách bứt phá hơn.
Chuyển đổi số giúp Mcredit tạo ra một quy trình xử lý, cung cấp dịch vụ “không chạm” đến khách hàng. Khách hàng và nhân viên không cần gặp nhau trực tiếp. Ngoài ra, Mcredit cũng tiếp cận và phân loại khách hàng được tốt hơn. Nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi cũng có các giải pháp hỗ trợ khách hàng phù hợp như giảm lãi suất, giãn nợ…
Đặt mục tiêu về những vị trí cao hơn trong các công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, Xin ông cho biết, chiến lược của Mcredit thời gian tới như thế nào?
Trong 5 năm tới, chúng tôi đặt mục tiêu trở thành dịch vụ tài chính số thuận tiện nhất, khách hàng là trung tâm. Công ty sẽ thay đổi toàn diện, từ cách nghĩ, thiết kế sản phẩm cho đến các dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. Toàn bộ nhân viên Mcredit sẽ cùng nhau xây dựng Mcredit trở thành doanh nghiệp có văn hóa độc đáo và là một hình mẫu điển hình cho sự hợp tác thành công giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Không chỉ các công ty tài chính cạnh tranh với nhau mà các ví điện tử, trung gian thanh toán và cả với chính ngân hàng mẹ… cũng là những đối thủ đáng gờm. Mcredit sẽ làm gì để bứt phá, thưa ông?
Chỉ tính từ năm 2015 đến năm 2018, các công ty tài chính tiêu dùng đã tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng. Đến nay, nhiều Fintech, trung gian thanh toán… lần lượt ra đời cạnh tranh với tài chính tiêu dùng.
Đây cũng là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài khi xu hướng các tổ chức tài chính lớn của thế giới bước chân vào mua lại cổ phần các công ty tài chính Việt Nam ngày càng phổ biến.
Mcredit xác định chiến lược cạnh tranh cả về mặt quy mô; chi phí; lợi thế cạnh tranh độc quyền.
Thứ nhất, chuyển hướng mục tiêu từ lấy sản phẩm làm trung tâm như trước đây sang “khách hàng là trung tâm”. Mọi hoạt động của Mcredit sẽ xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, tạo ra cho khách hàng sự thuận tiện nhất, hướng đến tầm nhìn là công ty tài chính số thuận tiện nhất cho khách hàng.
Thứ hai, chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi số toàn diện và dự án tái định vị thương hiệu Mcredit nằm trong chiến lược đó.
Những thay đổi về cả logo và slogan thể hiện sự trưởng thành của Mcredit trên thị trường, từ vị trí tân binh chúng tôi đã vươn lên top 4 cùng với những chiến lược cụ thể cho đích đến xa hơn nữa. Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành người đồng hành của mọi gia đình Việt Nam.
Tôi kỳ vọng rằng sự thay đổi này sẽ giúp cho nhiều người biết hơn về hoạt động của Mcredit, về giá trị của Mcredit và hướng đi khác biệt của chúng tôi.
Xin cảm ơn ông!
Mcredit – Khi bạn cần
Hotline: 1900 63 67 69
Website: www.mcredit.com.vn
Fanpage: www.facebook.com/McreditVietNam
Tải App Mcredit: http://onelink.to/mcredit