Thứ ba, 14/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Kịch bản nào của Trung Quốc?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Kịch bản nào của Trung Quốc?

Nguyễn Quang Bình

(TBKTSG Online) - Đấu đá trong chiến tranh thương mại không khác chi một trận đá bóng (football match). Tương tự trên sân cỏ World Cup 2018 đang diễn ra tại Nga, dù các cầu thủ chưa ra sân, nhiều người đã đoán già đoán non, như biết trước đường đi nước bước của mỗi đội.

Nhiều người cho rằng chiến tranh thương mại (trade war) giữa Mỹ và Trung Quốc đang xảy ra. Nhưng với Trung Quốc, đây không phải là một cuộc đấu đá bùng phát rồi dịu nhanh mà là một trận đánh du kích rỉ rả và lâu dài (commercial guerrilla).

Vì sao? Chắc chắn Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cố gắng kéo dài cuộc chiến, ít nhất đến cuộc bầu cử quốc hội Mỹ giữa kỳ (mid-term elections) vào tháng 11-2018. Từ nay đến thời điểm trên còn 5 tháng ròng, quá dài! Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay.

Cuối tuần trước, Trung Quốc đã có một động thái quan trọng khi Ngân hàng Trung ương (the central bank), thường được gọi là The People’ s Bank of China (PBOC) đã xuất đầu lộ diện (came on the scene).

Nước đi đầu tiên khi PBOC came on the scene là hạ mức vốn dự trữ cho các ngân hàng (lower the level of reserve for banks). Để làm gì? Để có được tiền khả dụng, nghe nói quyết định ấy giải phóng được đến 100 tỉ đô la Mỹ (freeing up US$100 billion in cash). Không mấy khi Trung Quốc có quyết định táo bạo như thế. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ (strong signal) cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang lo cho tình hình tăng trưởng của nước mình (concern over the country’s growth). Người kinh nghiệm trên thị trường còn đoán rằng đó có thể chỉ mới là "cú mào đầu" cho một loạt biện pháp tiếp theo (probably the first of a series of measures) nhằm kích hoạt lại nền kinh tế Trung Quốc (to revitalize the country's economy).

Động thái này đã làm đồng nhân dân tệ (Yuan) giảm giá. Đứng trước đồng đô la Mỹ mạnh, lãi suất cơ bản tăng, đồng tiền nhiều nước mới nổi (emerging countries) như Ấn độ, Brazil, Indonesia... đều mất giá so với đồng đô la (the currencies of emerging countries that have suffered the rise of the dollar). Giới tài chính không chỉ quan sát lãi suất đồng đô la Mỹ, họ còn đang lo Trung Quốc phá giá đồng nội tệ yuan (yuan devaluation). Nếu yuan rớt giá, điều đó cho thấy dụng ý của muốn kích thích xuất khẩu (boost exports) của Trung Quốc, vốn đang kẹt vì bị Mỹ áp thuế. Yuan devaluation có thể tạo cú sốc  trên thị trường thế giới (to cause shocks in the markets). Thậm chí, nhiều người tin rằng thị trường tài chính toàn cầu có thể rung chuyển.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa bị o ép và bó hẹp, nếu không devaluate the Yuan được, thì Trung Quốc có thể sử dụng “vũ khí” tài chính khác (financial weapons). Nước này có thể bán một phần khối lượng trái phiếu đã mua của Mỹ hiện nay (sell a portion of US government bond inventory). Nếu điều này xảy ra, đô la Mỹ lại phải tăng lãi suất.

Thị trường đang quan sát kỹ các động thái này để kịp thời phản ứng, tức là mỗi người, doanh nghiệp tìm cách tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro khi chiến tranh thương mại lan thành chiến tranh tiền tệ.

Tuy nhiên, dù phá giá đồng yuan để kích thích xuất khẩu hay bán một phần trái phiếu đã mua của Mỹ đều không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn đến cả Trung Quốc. Nhiều người hy vọng rằng Trung Quốc chỉ sử dụng hai loại vũ khí trên trong trường hợp không còn biện pháp nào khác.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới