(KTSG Online) - Hôm nay (25-9), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cùng đại diện 63 tỉnh, thành tiếp tục cho ý kiến về dự thảo kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 để phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, từ nay đến ngày 30-9 tới, sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế-xã hội.
Số ca nhiễm, tử vong trong tuần giảm
Cuộc họp trực tuyến sáng nay do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì, với dự tham gia của đại diện 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, thị xã, 10.400 xã, phường thị trấn.
Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát dịch trong 2 tuần qua, đặt biệt là tuần rồi để xác định mục tiêu và giải pháp phù hợp cho thời gian tới, trước mắt là cho tuần tới.
Cổng thông tin điện tử chính phủ dẫn thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cho biết trong 14 ngày qua, cả nước ghi nhận 152.215 ca mắc Covid-19 mới. Riêng trong tuần qua có 72.236 ca, giảm 9,7% so với tuần trước đó.
Số tử vong trong tuần giảm 12,1% so với tuần trước đó. Trong đó, TPHCM giảm 10,5%, Bình Dương giảm 12,6%, Đồng Nai giảm 15,4% và Long An giảm 15,8%.
Tình hình dịch bệnh tại 23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội đang từng bước được kiểm soát, số ca mắc trong 7 ngày gần đây giảm 9,8% so với 7 ngày trước. Tại các địa phương khác, dịch bệnh cơ bản vẫn đang được kiểm soát.
Thích ứng với dịch để phát triển kinh tế - xã hội
Vừa qua, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã chỉ đạo Bộ Y tế, Tiểu ban y tế xây dựng dự thảo kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 để phát triển kinh tế - xã hội với các chỉ tiêu, quy định, quy trình để đánh giá, thực hiện.
Trong cuộc họp vào hôm nay, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về dự thảo kế hoạch trên. Thủ tướng chính phủ đề nghị các đại biểu tập trung ý kiến về kế hoạch để ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện tốt.
“Cố gắng từ nay đến ngày 30-9 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế-xã hội”, thủ tướng nói.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện thật tốt chính sách này để hỗ trợ kịp thời người lao động và người sử dụng lao động.
Người đứng đầu chính phủ cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về việc nhữnggiải pháp kỹ thuật, công nghệ phục vụ phòng chống dịch.
Hôm 23-9, trong thông báo 256/TB-VPCP ngày 23-9 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với các nhà khoa học về phòng, chống dịch Covid-19, thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia để hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo đó, có 6 nhóm ý kiến chính, gồm thực hiện cách ly, giãn cách xã hội nhanh nhất, ở phạm vi nhỏ nhất có thể với các giải pháp linh hoạt, mềm dẻo.
Xét nghiệm thần tốc ở các vùng có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; xét nghiệm chủ động đáp ứng điều tra dịch tễ tại các vùng có nguy cơ, vùng bình thường mới để phát hiện F0 nhanh nhất, kịp thời phân loại, cách ly, theo dõi và điều trị.
Điều trị tích cực, kịp thời, từ sớm, từ xa và ngay tại cơ sở; thực hiện chiến lược vaccine căn cơ, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu khoa học trong bối cảnh khan hiếm vaccine như ưu tiên người 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, người tiếp xúc nhiều...
Nâng cao ý thức của người dân về phòng, chống dịch vài bảo đảm an sinh xã hội.
THÍCH ỨNG VỚI CORONA VIRUS
Trên tinh thần toàn dân phòng chống dịch, trong điều kiện công việc của mình, tôi ghi nhận: đã có đủ cơ sở khoa học nghiên cứu và thực tiễn khẳng định virus corona không thể diệt tận gốc được và nó chỉ chuyển biến bệnh nặng, gây tử vong ở nhóm đối tượng già yếu, béo phì, bệnh nền, còn người trẻ khoẻ, trẻ em thì hầu hết không triệu chứng hoặc có ở thể nhẹ và sau nhiễm thì sẽ miễn dịch tự nhiên tốt hơn vaccine. Người đã tiêm Vaccine thì yên tâm vì nếu có nhiễm cũng chẳng sao, thậm chí còn có tác dụng tăng cường kháng thể như tiêm thêm mũi 3.
Gần 2 năm qua, chúng ta đã dốc lực thực hiện các biện pháp kềm chế lây lan và đã triển khai tiêm trên 37 triệu liều vaccine (khoang 37% dân số) tới đây vaccine sẽ có nhiều hơn, nhanh hơn nhưng nay thực tiễn đã phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, rất cấp bách cần phải thay đổi chiến lược để thích ứng lâu dài, bền vững.
Do đó, xin kiến nghị chính quyền các cấp cùng cơ quan chức năng và nhân dân cần chủ động khẩn trương thực hiện lộ trình thích ứng với virus corona, trở lại trạng thái bình thường mới.
Lộ trình này bắt đầu từ mấy phương án sau đây:
1. Rà soát lại nhóm đối tượng có nguy cơ chuyển biến nặng nếu bị nhiễm, cụ thể là: người già (cần xác định mức tuổi trên cơ sở thống kê trong điều trị thời gian qua), người có bệnh nền, người béo phì,… chưa được tiêm vaccine để tập trung tiêm vaccine cho họ.
2. Trong điều kiện chưa đủ vaccine thì tính toán các biện pháp bảo vệ an toàn cho nhóm đối tượng nguy cơ này. Ví dụ: bảo vệ tại gia thế nào? Chính quyền hỗ trợ thế nào? Thậm chí cần nghĩ tới chuyển đổi công năng các khu cách ly tập trung thành các khu an toàn bảo vệ nhóm đối tượng này trong ngắn hạn. Khi vaccine tiêm cho họ xong thì mới để họ hoà nhập cộng đồng.
3. Người trẻ khoẻ chưa có vaccine hoặc có tiêm rồi thì khuyến khích họ tự tin tự do lao động làm ăn, nuôi sống gia đình, mọi hoạt động xã hội trở lại bình thường mới tự nhiên như trước + 5K. Chính quyền điều hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích.
4. Cùng với việc tập trung phương án bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao thì tập trung khâu điều trị bệnh nặng nhằm ứng phó rủi ro có thể có đối với nhóm đối tượng này và có thể có những trường hợp hi hữu khác. Việc này cũng đã có điều kiện khả thi về thuốc kháng viêm, kháng đông, kháng virus… đã có và đang ngày càng được cải thiện.
5. Việc xét nghiệm nhà nước không cần phải thực hiện tầm soát diện rộng để giảm áp lực tài chính mà chỉ thực hiện trong điều trị và khuyến khích người dân tự xét nghiệm khi họ có nhu cầu hoặc có triệu chứng cần xác định để đến bệnh viện điều trị.
6. F0 thể nhẹ thì cách ly, theo dõi tại nhà, Y tế hỗ trợ chăm sóc điều trị.
Có thể nhấn mạnh rằng: việc triển khai lộ trình thích ứng với virus corona chính là giải pháp chiến lược cần được sớm triển khai để tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư, giải quyết kịp thời nhiều vấn đề bức xúc, rất cấp bách để phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay./.
23.9.2021
NB.NGUYỄN HÙNG LONG
Bốn trụ cột để chung sống (Co-Covid) với đại dịch hôm nay và ngày mai 1. Vaccin luôn sẵn sàng, ưu tiên công nghiệp vaccin nội địa, 2. Phủ sóng hệ thống y tế quốc gia (công – tư/ Trung ương – địa phương/ Trong – ngoài nước), 3. Phủ sóng hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm sức khỏe/ thất nghiệp/ phúc lợi xã hội), 4. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế là nền tảng căn bản để duy trì và củng cố an sinh xã hội và sức khỏe toàn dân.
Chỉ cần 2 tuyên bố là mọi thứ đâu vào đấy, mọi người sẽ sẵn sàng sống chung với dịch: 1. Ngành y tế: F0 không có gì đáng sợ, 2. Ngành thông tin và truyền thông: mọi thứ đã được kết nối dữ liệu.