Thứ bảy, 8/02/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Chính sách công nghệ cho tăng trưởng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chính sách công nghệ cho tăng trưởng

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 47:

Chính sách công nghệ cho tăng trưởng

Công nghệ là phương thức thực hiện công việc. Công nghệ thường được coi là phần gắn liền trong mỗi cái máy, nhưng cũng có thể là tinh tế hơn - như cách quản lý hàng tồn kho “đúng lúc” hay cách tổ chức tốt hơn trong nông nghiệp. Công nghệ dựa vào máy móc gọi là “cứng”, còn công nghệ dựa trên quản lý hay hệ thống tốt hơn gọi là “mềm”. Công nghệ đóng góp nhiều cho tăng trưởng vì làm tăng năng suất của mỗi đơn vị vốn và lao động. Việc không ngừng cải thiện công nghệ ngày càng cần thiết đối với tăng trưởng xuất khẩu và tính cạnh tranh của các ngành kinh tế.

Công nghệ thường không miễn phí. Phải tốn tiền mới có, dù chỉ là chi phí để chọn công nghệ tốt nhất. Làm sao các quốc gia và chính phủ tạo được những điều kiện để các doanh nghiệp có nhu cầu và có thể lựa chọn, áp dụng hay thậm chí tạo ra công nghệ hiệu quả?

Có một số cách. Thứ nhất, phát triển một hệ thống giáo dục chất lượng cao để cung cấp nhiều lao động có trình độ. Thứ hai, cho phép doanh nghiệp cạnh tranh bằng công nghệ. Thứ ba, cải thiện luật và cơ chế thi hành luật để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ (từ đó giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao, đồng thời khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nước). Thứ tư, cải thiện tốc độ và giá truy cập Internet để doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tìm hiểu công nghệ nước ngoài. Thứ năm, giúp các hiệp hội kinh doanh địa phương hoạt động thay mặt cho thành viên và khảo sát công nghệ hiệu quả nhất. Trong tương lai sẽ cần có các bước đi quan trọng như nhà nước và tư nhân kết hợp tài trợ các dự án nghiên cứu và phát triển thiết yếu, hay tài trợ đặc biệt cho các công ty công nghệ cao.

Lưu ý rằng chỉ có doanh nghiệp cạnh tranh mới có xu hướng cải thiện công nghệ. Các nhà độc quyền có thể mua thiết bị “tốt nhất”, nhưng sau đó ít có động cơ theo sát các tiến bộ.

Mấu chốt của nền kinh tế toàn cầu là gắn kết doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp trên thế giới. Điều này đòi hỏi phải có kiến thức về công nghệ mới, có khả năng ứng dụng nhanh chóng vào sản phẩm cụ thể và có lợi nhuận. Dù một số doanh nghiệp nhà nước có thể học cách cạnh tranh trong một môi trường như vậy, kinh nghiệm các nước cho thấy doanh nghiệp tư nhân thường đi đầu ở lĩnh vực này vì họ ít phải đối mặt với các trở ngại của bộ máy hành chính quan liêu.

English:

Technology policy for growth

Technology is a way to do things. It is often thought of as being embodied in a piece of machinery, but can also be more subtle – such as “just in time” inventory, or better ways to organize agriculture. Machinery-based technology is often called “hard”, while technology based on better management or systems is called “soft.” Quite a lot of growth can come from technology, as it allows each unit of capital and labor to be more productive. Constant upgrading of technology is increasingly necessary for industrial competitiveness and export growth.

Technology is usually not free. It is costly to acquire, even if it is just a matter of selecting the best type. How does a nation or government create conditions so that firms want to and are able to select, adapt or even create productive technology?

There are a few things one can do. First, develop a high quality educational system that provides large numbers of educated workers. Second, allow firms to compete using technology. Third, improve law and enforcement so that intellectual property is safe. (This helps to attract hi-tech foreign direct investment and also encourage local R&D.) Fourth, improve Internet speed and cost so that Vietnamese firms can easily find out about foreign technology. Fifth, help local business associations act on behalf of their members and conduct surveys of best-practice technology. In the future, further steps such as joint government-private funding of crucial R&D projects or specialized financing for hi-tech firms will also become important.

Note that only competitive firms tend to upgrade their technology. Monopolies might buy the “best” equipment, but then have little incentive to keep abreast of improvements.

The key to the global economy is to tie in Vietnamese firms to others around the world, and this requires having knowledge of new technology and being able to apply it to particular products, quickly, and at a profit. While some state firms may learn to compete in such an environment, the experience of other nations is that private firms tend to lead as they face fewer bureaucratic constraints.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới