Thứ sáu, 22/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Chính sách đặc thù vẫn chưa thể dọn đường thông thoáng cho PPP

Lê Hoàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – TPHCM đang đứng trước nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư với các cơ chế, chính sách đặc thù. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư bằng hình thức đối tác công tư (PPP) theo Nghị quyết 98 (về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM) vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và cần được tháo gỡ.

Những thông tin này được đại diện cơ quan xúc tiến đầu tư, các chuyên gia, doanh nghiệp nêu tại Diễn đàn Hỗ trợ pháp lý đầu tư 2023 do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức ngày 12-12.

TPHCM sẽ đầu tư 11.000 tỉ đồng xây cầu Cần Giờ theo phương thức PPP. Trong ảnh là đường Rừng Sác, tuyến đường huyết mạch của huyện Cần Giờ, TPHCM. Hiện nay, người dân phải đi qua phà Bình Khánh tại huyện Nhà Bè để đến Cần Giờ vì không có cầu. Ảnh minh họa: HP

Vướng mắc khi đầu tư theo phương thức PPP

Tại diễn đàn, ông Phạm Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, cho rằng Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh hoạt động đầu tư bằng hình thức này.

Tại TPHCM, việc Nghị quyết 98 được áp dụng là căn cứ pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho TPHCM có thể chủ động trong việc lựa chọn, kêu gọi và triển khai các dự án PPP mang tính khả thi.

Tuy nhiên, theo ông Kiên, việc triển khai các dự án PPP trên thực tế vẫn còn tồn tại không ít các khó khăn, vướng mắc mặc dù các quy định pháp luật trong lĩnh vực này liên tục được bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp với thực tiễn.

Ngoài ra, cả phía Nhà nước lẫn khu vực tư nhân vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn, xác định loại hợp đồng (BOT, BTO, BLT, BTL, BOO, O&M, BT) sao cho phù hợp với từng lĩnh vực và tính chất của dự án.

Như vậy, có thể nhìn nhận rằng, sự thiếu hụt các hướng dẫn cụ thể và được quy định tường minh tại luật và các văn bản pháp luật khiến cả các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư hết sức lúng túng khi tham gia vào hợp đồng PPP.

Là một trong những hình thức hợp đồng quan trọng và đã, đang chi phối nhiều dự án lớn,
trọng điểm tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, PPP được đánh giá là lĩnh vực cần được đầu tư nghiên cứu để đảm bảo cân bằng quyền lợi cho cả nhà nước và nhà đầu tư.

ông Phạm Trung Kiên, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, trình bày tham luận tại diễn đàn.

Tại phiên đối thoại chủ đề “Đầu tư bằng phương thức hợp tác đối tác công - tư” trong khuôn khổ của diễn đàn, các chuyên gia cũng cho rằng, Nghị quyết 98 mặc dù có nhiều bước tiến vượt bậc so với khung pháp lý về PPP (ở một số điều khoản), nhưng lại đặt ra cho nhà đầu tư nhiều băn khoăn khi không có hướng dẫn chi tiết và có nhiều điểm chưa rõ ràng.

Cụ thể theo ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, Nghị quyết 98 quy định việc áp dụng hình thức hợp đồng đối tác công - tư đối
với các lĩnh vực mới như thể thao, văn hóa. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư hiện chỉ được áp dụng cho một số lĩnh vực
mà không bao gồm 2 lĩnh vực nói trên. Vì vậy việc áp dụng PPP đối với hai lĩnh vực này có khả năng sẽ gây ra một số cản trở nhất định cho nhà đầu tư khi xây dựng, vận hành dự án.

Đó là chưa kể, việc thu hồi vốn từ các công trình trong lĩnh vực này hiện nay cũng đang còn nhiều vướng mắc, khiến nhà đầu tư còn chưa tự tin hay mặn mà để quyết định đầu tư.

Bên cạnh đó, vấn đề áp dụng mẫu hợp đồng BOT và BT quy định tại Nghị quyết 98 hiện nay cũng gây nên một số tranh cãi liên quan đến sự chênh lệch lớn so với khung pháp lý hiện hành, hình thức thanh toán, khả năng thanh toán…

Khuyến nghị chung cho mô hình PPP tại TPHCM khi tận dụng Nghị quyết 98, ông Karasawa Masayuki, Đại diện Thường trú Văn phòng JICA Việt Nam chi nhánh TP HCM, đề xuất bên cạnh các hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), TPHCM nên nghiên cứu thêm nhiều hình thức khác để nhà đầu tư lựa chọn.

Theo ông Karasawa Masayuki, hiện các mô hình BT, BOT thường chỉ tập trung ngắn hạn nhưng nhà đầu tư muốn có mô hình hợp tác chia sẻ lợi nhuận dài hạn, có thể đến kết thúc dòng đời dự án. Với hợp tác dài hạn, tư nhân có thể chấp nhận rủi ro cao hơn, tức bỏ vốn nhiều và lỗ trong thời gian đầu.

Nhà đầu tư và các chuyên gia pháp lý đánh giá rằng, Nghị quyết 98 có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội mới, giúp thành phố, nhà đầu tư có thể giải quyết các vấn đề tắc nghẽn đang tồn tại ở các công trình cũng như mở rộng phạm vi thực hiện PPP.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink, để thực sự hiệu quả, đưa quy định này vào cuộc sống, vào các dự án, các hướng dẫn về quy trình, về hoạt động thanh toán, thậm chí là về kiểm soát rủi ro cần được ban hành.

Bên cạnh các vấn đề nói trên, yếu tố về chia sẻ rủi ro, lợi nhuận giữa thành phố và nhà đầu tư cũng được đưa ra đối thoại, cân nhắc để hài hoà lợi ích cho đôi bên.

Có thể nói, việc chia sẻ lợi nhuận, đặt ra cơ chế kim soát, san s mc doanh thu tăng gim là điu vô cùng cn thiết khi vn hành mt d án PPP. Theo các chuyên gia, thành công ca mt d án và lòng tin ca nhà đu tư vi chính quyn đa phương s ph thuc khá nhiu vào thành t này.

Chính bi vy, các ý kiến cho rằng TPHCM cần b sung hoc hưng dn rõ ràng hơn cho nhà đu tư v cơ chế chia s ri ro, li nhun khi áp dng Ngh quyết 98; hc hi, đánh giá kinh nghim ca các nưc đ thiết lp mt hthng kim soát ri ro tài chính hiu qu cho các d án PPP.

Mặt khác, vn đ v đánh giá ri ro pháp lý, đ xut cơ chế gii quyết, phòng nga tranh chp cũng đưc các chuyên gia và nhà đầu tư đưa ra tho lun. Theo đó, nhà đu tư cho rng, tranh chp v PPP phát sinh t nhiu nguyên nhân, nhưng phn đa là do khung pháp lý chng chéo, th tc nhiu tng lp, phc tp.

Đánh giá v Ngh quyết 98, các chuyên gia cho rng, Ngh quyết 98 còn rng, các mu hp đng hay hưng dn vn dng hp đng chưa đưc đ cp.

T khó khăn đó, các chuyên gia đã đưa ra nhiu kiến ngh, c th như cho phép s dng lut nưc ngoài đ gii thích quy đnh hp đng PPP nếu lut quc gia chưa hoàn thin hoc không quy đnh, quy đnh b sung các ni dung liên quan đến hot đng gii quyết tranh chp đi vi d án có yếu t công và có nhng chính sách hiu qu v đt đai, cp phép, thanh toán đ to điu kin hơn, thu hút ngun vn đu tư ln hơn vào các d án PPP ca thành phố.

Tạo niềm tin để thu hút đầu tư

Ngoài bị vướng đầu tư thông qua phương thức PPP, tại diễn đàn các ý kiến còn tập trung khai thác những điểm mới, thay đổi được đặt ra trong Nghị quyết 98 liên quan đến thu hút nhà đầu tư vào dự án “xanh”, thu hút nhà đầu tư chiến lược...

Liên quan đến thu hút nhà đầu tư chiến lược, nghị quyết 98 quy định phải theo Luật đầu tư. Như vậy, quyền quyết định là của TPHCM nhưng quy trình thủ tục vẫn theo luật hiện hành, đây là vấn đề phát sinh.

Còn theo bà Đỗ Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc, Trưởng bộ phận tư vấn phát triển bền vững, Lãnh đạo Khối cơ sở hạ tầng, chính phủ và y tế của KPMG Việt Nam, nhà đầu tư chiến lược vốn đã được chính phủ Việt Nam ưu đãi thông qua nhiều chính sách khác. Vì vậy, doanh nghiệp băn khoăn liệu cần chọn giữa ưu đãi theo chính sách hiện hành với Nghị quyết 98, hay được áp dụng cả hai.

Tương tự, luật sư Nguyễn Đức Minh, thuộc Công ty Luật TNHH Kim & Chang, cho rằng một nhà đầu tư chiến lược với vốn từ 30.000 tỉ đồng trở lên, cơ bản theo luật hiện hành đã có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các hỗ trợ ưu đãi. Tuy nhiên, Nghị quyết 98 chưa liên kết với chính sách ưu đãi này, đây cũng là vấn đề cần làm rõ.

Chuyên gia kinh tế, T.S Trần Du Lịch lấy ví dụ một số nhà đầu tư bị chi phối bởi thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 1-2024 thì thành phố xử lý cụ thể trong các dự án thu hút đầu tư chiến lược thế nào.

Còn liên quan đến dự án "xanh", bà Lâm Nguyễn Hoàng Thảo, Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), cho biết nhà đầu tư "hoan nghênh những sáng kiến và lợi ích mới nhưng khá thận trọng về dự án xanh". Nguyên nhân do Nghị quyết 98 quy định chặt về môi trường, pháp lý và cam kết thời gian triển khai, phát triển lao động, ưu tiên nhân tài địa phương với nhà đầu tư.

Ông Võ Văn Hoan (đứng), Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ghi nhận những đóng góp có tính xây dựng nội lực tăng trưởng cho TPHCM tại Diễn đàn vào ngày 12-12

Theo ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiên nay, bộ khung pháp lý liên quan dến các vấn đề về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong đó liên quan nhiều đến năng lượng, phát thải,… vẫn chưa được quy định cụ thể. Thêm vào đó, nhiều chính sách của Nhà nước còn chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư, nên cần nhanh chóng ban hành luật, nghị định liên quan giúp nhà đầu tư có cơ sở, niềm tin để an tâm thực hiện dự án.

Thời gian qua, chính quyền TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư bằng nhiều cơ chế, chính sách như đơn giản hóa thủ tục, quy trình cũng như cân nhắc áp dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đáng chú ý là gần đây, Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TPHCM được thông qua, một lần nữa, vấn đề thu hút, quản lý đầu tư tại thành phố càng được quan tâm hơn.

Thực tế cho thấy, khung pháp lý và cách thức tổ chức vận dụng quy định pháp luật trong thu hút đầu tư có thể xem là một trong những yếu tố then chốt, góp phần quyết định sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư, không những tại TPHCM mà còn ở tất cả các tỉnh thành khác.

“Nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài đã và đang rất có lòng tin về môi trường kinh doanh của chúng ta, kể cả ở giai đoạn khó khăn nhất. Vì thế, để đáp lại lòng tin đó, chúng ta cần phải đem đến cho họ sự đảm bảo về tính an toàn khi thực hiện thu hút đầu tư, mà trong đó an toàn về pháp lý là yêu cầu cấp thiết nhất”, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nói.

Theo ông Lộc, tại TPHCM, vấn đề thu hút đầu tư và cải tiến môi trường đầu tư đang được xem là mũi nhọn của chính quyền thành phố. "Việc thông qua Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù được xem là công cụ pháp lý cần thiết để TPHCM phát huy sự năng động nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy thành phố khai thác triệt để vị trí đầu tàu kinh tế theo hướng bền vững", ông nêu ý kiến.

TS. Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, đánh giá: Nghị quyết 98 là công cụ pháp lý hữu hiệu giúp tháo gỡ hai điểm nghẽn làm cản bước phát triển của thành phố bấy lâu nay, đó là thể chế và hạ tầng. Đây là lần đầu tiên TPHCM được trao một nghị quyết có nhiều nội dung mang tính đột phá, mở đường cho nhiều hướng đi cải cách vượt bậc.

Trước những kiến nghị của các nhà đầu tư và các chuyên gia, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ghi nhận những đóng góp có tính xây dựng nội lực tăng trưởng cho TPHCM.

Theo vị Phó Chủ tịch Hoan, Nghị quyết 98 đã được thiết kế với nhiều chính sách đặc thù cho thành phố, gắn liền cùng các nhóm quản lý đầu tư, quản lý tài chính ngân sách, quản lý về đất đai nhằm thu hút nhà đầu tư chiến lược. Và TPHCM đã chủ động thành lập tổ tư vấn, chuyên gia để triển khai hiệu quả những chính sách đột phá từ nghị quyết trên.

Tuy nhiên, theo ông Hoan, trong quá trình triển khai cần phải tiếp tục cải thiện để nhà đầu tư an tâm triển khai các hoạt động của mình. Và để thu hút được nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược thì môi trường đầu tư minh bạch, an toàn, ít rủi ro, dự báo được mới là yếu tố quan trọng tác động đến việc đưa ra quyết định đầu tư.

Nhân dịp này, thành phố cũng mong muốn nhà đầu tư đóp góp giải pháp để thành phố thu hút hiệu quả dự án đầu tư công nghệ bán dẫn và hạ tầng xanh. Bởi đây là yếu tố cốt lõi giúp giữ và phục hồi đà tăng trưởng cho thành phố trong thời gian tới.

1 BÌNH LUẬN

  1. Gần như tỉnh thành/ ngành/ lĩnh vực nào cũng có yêu cầu cấp thiết về cơ chế đặc thù. Tín hiệu này cho thấy, đã đến lúc, tính đặc thù phải được luật hóa, trở thành tính phổ biến. Như vậy mới phù hợp tính quy luật của tiến trình phát triển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới