Thứ Sáu, 22/09/2023, 08:06
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Chính sách thuế, phí “làm hỏng” thị trường ô tô?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chính sách thuế, phí “làm hỏng” thị trường ô tô?

Ngọc Lan

Chính sách thuế, phí
Người Việt Nam vẫn mong ước sở hữu xe ô tô với mức thuế và phí hợp lý. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội kỹ sư ô tô Việt Nam cho rằng chính sách thuế phí không theo kịp mức độ hội nhập của kinh tế đã góp phần 'làm hỏng" sự phát triển của thị trường ô tô trong nước.

Các ý kiến, thông tin tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn phát triển ngành công nghiệp và thị trường ô tô ” diễn ra hôm 27-9 tại Hà Nội cũng minh chứng cho những gì ông Hào nhận xét và cho thấy thị trường ô tô của Việt Nam đã sụt giảm ra sao so với các nước trong khu vực.

Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, dẫn chứng rằng thị trường ô tô ASEAN 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái tăng 151%, trong đó Thái Lan có mức tăng trưởng cao nhất lên đến 208%. Riêng Việt Nam là nước duy nhất có thị trường ô tô suy giảm, chỉ bằng 78% so với cùng kỳ.

Ông Trụ phân tích rằng cho dù các tác động vĩ mô của tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến thị trường nhưng tác động chính làm ảnh hưởng đến thị trường vẫn đến từ các yếu tố nội tại.

Theo Bộ Công Thương, các chính sách thuế, phí biến động từng năm làm cho thị trường này tăng giảm mạnh. Đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng phàn nàn: “Mỗi chiếc ô tô ở Việt Nam gánh 5 loại thuế và 9 loại phí, không thể chịu nổi”.

Theo lời ông Andreas Klingler, Tổng giám đốc Posrche Việt Nam, cho dù thuế nhập khẩu đang giảm dần theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nhưng các loại thuế phí liên quan đang tăng và vì vậy các loại xe hơi tại Việt Nam vẫn đắt lên theo năm.

Ông Hào, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, nay là Chủ tịch Hội kỹ sư ô tô Việt Nam, nhấn mạnh chính sách thuế phí đang ảnh hưởng quá lớn đến thị trường ô tô, từ thị trường tiêu thụ đến sản xuất. Ông cho rằng, chính sách thuế, phí nhằm kích thích sự phát triển của thị trường nên đơn giản, ví như nếu tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất là 50% giá trị chiếc xe thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế tiêu thụ đặc biệt chừng ấy mới khuyến khích được nội địa hóa.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), cũng nhìn nhận giống ông Hào khi cho rằng sự bảo thủ của chính sách thuế và phí do Bộ Tài chính ban hành cho thấy ô tô không cần thiết đối với người dân. “Ở Việt Nam mỗi bộ đều có quyền đặt ra thuế, phí, hàng rào một cách cục bộ”, ông nói và cho rằng lợi ích của người dân dùng ô tô là rất thấp.

Vinaxuki là một doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa nhưng ông Huyên nói chính sách nội địa hóa ở Việt Nam khó thực hiện được vì doanh nghiệp đầu tư ra nhiều khuôn, mẫu để dập các sản phầm linh kiện ô tô nhưng không được hỗ trợ gì. “Có nơi còn yêu cầu chúng tôi viết lại dự án mới cho vay tiền đầu tư nhưng chúng tôi không cần viết vì đã làm thành công”, ông nói.

Ông Huyên thậm chí còn cho rằng ở Việt Nam có đủ nguyên liệu để sản xuất ô tô nhưng do các chính sách thuế phí đi ngược, theo hướng tận thu tối đa.

Ông Hào nhận định, chính sách phải ổn định lâu dài, không phải một năm tăng 2 lần thuế, có năm tăng 3 lần thì thị trường phát triển được.

Ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên Á quốc tế (phân phối xe Audi) bình luận rằng ô tô chưa phải là thị trường để đầu tư khi đề cập đến những thay đổi liên quan đến thuế, phí áp dụng cho thị trường ô tô.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới