Thứ Tư, 15/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chuyên gia nhận định lạc quan về vốn đầu tư vào Việt Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chuyên gia nhận định lạc quan về vốn đầu tư vào Việt Nam

Thủy Triều – Thái Hằng

(TBKTSG Online) – Nhân dịp đến Việt Nam để tham dự sự kiện Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chuyên gia kinh tế của hai tổ chức tài chính của Anh là HSBC và Standard Chartered Bank đã có những nhận định lạc quan về dòng vốn nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp sẽ đổ vào Việt Nam thời gian tới.

Ông Frederic Neumann, Trưởng nhóm nghiên cứu châu Á của Ngân hàng HSBC, nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chỉ giảm nhẹ trong cuộc khủng hoảng vừa qua trong khi những nước trong khu vực châu Á lại chứng kiến sự sụt giảm rất mạnh về FDI. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào tương lai của Việt Nam”.

Theo ông Frederic, so với các thị trường châu Á khác như Thái Lan, Indonesia, Bangladesh… thì Việt Nam có tốc độ phát triển cao nhất. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại thời điểm hiện nay. Thị trường Việt Nam còn quá nhỏ và thiếu thanh khoản. Các nhà đầu tư nước ngoài vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng nên mặc dù thích Việt Nam nhưng không dám đầu tư quá nhiều tiền vì nếu có sự cố sẽ khó rút tiền ra được. Vì thế, đa số những nhà đầu tư lớn hiện nay chỉ bỏ tiền vào các thị trường lớn tại châu Á như Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc.

“Tuy nhiên, tôi tin rằng trong vòng 2-3 năm tới, khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính giảm dần thì các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ quay trở lại Việt Nam”, ông Frederic nói.

Ông Nicholas Kwan, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á của Standard Chartered Bank, cho rằng nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn Việt Nam một cách rất tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, chuyên gia của Standard Chartered cho rằng Việt Nam vẫn đang còn khá nhiều hạn chế để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài; điểm yếu nhất là cơ sở hạ tầng.

Chuyên gia của HSBC nói không chỉ hạ tầng cần được cải thiện mà Việt Nam cũng cần phát triển hạ tầng để đảm bảo kết nối thông suốt với các nước láng giềng như Lào và Campuchia.

Cơ sở hạ tầng, dân số, kỹ năng của người lao động, giáo dục là những yếu tố sẽ tác động vào vốn đầu tư trực tiếp (FDI) là dòng vốn đầu tư trong dài hạn, trong khi những vấn đề như thâm hụt thương mại, lạm phát, thâm hụt ngân sách lại là vấn đề lo ngại lớn cho các nhà đầu tư tài chính hiện nay.

Các nhà đầu tư gián tiếp sẽ trong trạng thái chờ và xem các vấn đề trên có giảm không trước khi quyết định đầu tư quá nhiều tiền vào Việt Nam, ông Frederic nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới