Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chuyên gia Yuanta: Hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng, dòng tiền sẽ trở lại trong quí 4

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chuyên gia Yuanta: Hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng, dòng tiền sẽ trở lại trong quí 4

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Bên cạnh việc tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, dòng tiền trên thị trường chứng khoán được các chuyên gia kỳ vọng sẽ trở lại trong quí 4 năm nay.

Việt Nam đang được nhiều tổ chức đánh giá là điểm đến được hưởng lợi từ làn sóng cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu, với sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc.

Theo công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, Chính phủ hiện nay cũng đã chuẩn bị nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam. Đáng kể trong đó là việc đẩy mạnh đầu tư công, chuẩn bị những cơ sở vật chất về đường xá, khu công nghiệp, sân bay…

Đây không chỉ là những động lực giúp tăng trưởng kinh tế trong tương lai, mà còn đồng thời là yếu tố giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam. Dòng tiền được kỳ vọng tiếp tục chảy vào và thị trường chứng khoán cũng được hưởng lợi.

Tại hội thảo trực tuyến “Thị trường chứng khoán nhìn từ khu vực về Việt Nam: cơ hội hậu đại dịch” do Yuanta Việt Nam tổ chức, TBKTSG Online đã có buổi phỏng vấn Tiến sĩ kinh tế Chen-Hui Yen, Giám đốc Chiến lược, Yuanta Investment Consulting (Tập Đoàn Tài Chính Yuanta – Đài Loan) về những diễn biến và tiềm năng của thị trường trong tương lai. Ông là nhà nghiên cứu có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm về các lĩnh vực chu kỳ kinh tế, hệ thống tiền tệ và kinh tế tại Đài Loan.

Chuyên gia Yuanta: Hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng, dòng tiền sẽ trở lại trong quí 4
 

Đại dịch Covid-19 là hiện tượng chưa từng có trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán ở các quốc gia. Ông có thể bình luận khái quát về diễn biến và tình hình hiện nay?

Sau Covid-19, nền kinh tế và thị trường sẽ có bốn giai đoạn. Hiện tại, chúng ta đang trong giai đoạn hình thành đáy, đó là giai đoạn hình thành sự đồng thuận. Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ trải nghiệm thị trường mà trong đó các điều chỉnh cơ bản sẽ “giằng co” với đặc điểm thanh khoản tràn ngập, từ hỗ trợ một mức mặt bằng giá mới.

Theo ông, dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam sẽ ra sao thời hậu Covid-19? Đâu là những thách thức và cơ hội mà Việt Nam phải đối mặt trong câu chuyện này?

Tôi không khuyến khích dự đoán khi nào dòng tiền sẽ chảy trở lại, nhưng nếu bắt buộc, thì tôi nghĩ rằng dòng tiền sẽ trở lại Việt Nam trong quí 4 năm nay. Ở thời điểm đó, chúng ta sẽ rõ hơn liệu các quốc gia sẽ có nguy cơ bùng phát đợt thứ hai hay không. Ngoài ra, mọi người đã dần quen với sự “bình thường mới” trong thời kỳ hậu dịch. Sự đồng thuận được thiết lập và thị trường sẽ bắt đầu chú ý tiềm năng của Việt Nam.

Tất nhiên vẫn có rủi ro ở thời điểm đó, trong đó có 2 rủi ro địa chính trị. Một là xung đột thương mại Trung Quốc – Mỹ và bầu cử tổng thống Mỹ. Cơ hội vẫn sẽ là Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Thị trường Việt Nam đang khá “hưng phấn” sau giai đoạn giảm mạnh vì giãn cách xã hội. Theo ông xu hướng tăng này có bền vững hay không? Các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt cần làm gì để thu hút thêm dòng vốn chảy vào chứng khoán trong thời gian tới?

Như tôi đã đề cập trước đây, thị trường tăng hiện tại là sự phục hồi về mức định giá cổ phiếu. Tôi không thể dự đoán liệu xu hướng tăng hiện tại sẽ tiếp tục hay không, nhưng từ góc độ định giá thì mức giá hiện tại là hợp lý.
Hiện tại, các loại tài sản, cổ phiếu, hay ngành vượt trội ở nhiều thị trường là những ngành có giá trị có thể “đo lường” được trong thời điểm không thể “đo lường được”. Vì vậy, nếu các công ty niêm yết muốn thu hút nhiều dòng vốn hơn, họ phải đảm bảo rằng dòng tiền dài hạn của công ty ổn định và có thể dự đoán được.

Liệu Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức dòng tiền ngoại rút khỏi thị trường nội, trong bối cảnh lo ngại khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang cao trào?

Theo tôi, xét cho cùng, tiền chủ yếu đến từ các nước phát triển, vì vậy trước khi loại bỏ được sự không chắc chắn, các nhà đầu tư ở các nước phát triển này vẫn sẽ thận trọng cân nhắc các khoản đầu tư vào các quốc gia không quen thuộc.

Vì vậy, trong ngắn hạn, tôi không mong đợi tiền sẽ chảy ngược lại. Tuy nhiên, dựa trên tiềm năng của Việt Nam hiện nay thì dòng vốn sớm hay muộn sẽ đến, vì vậy tôi nghĩ thái độ phù hợp là quan sát thêm chứ không phải đưa ra dự đoán.

Có thời điểm thị trường phái sinh Việt Nam giao dịch rất sôi động? Theo ông thì vì sao và làm thế nào để duy trì điều này trong tương lai?

Với diễn biến tích cực từ thị trường cơ sở, thanh khoản của thị trường phái sinh tăng mạnh hơn kể từ tháng 4-2020 đến nay, điều này cho thấy nhà đầu tư đã thích nghi tốt hơn với mức độ biến động mạnh của thị trường phái sinh. Tuy nhiên, nhược điểm hiện nay của thị trường phái sinh là các tổ chức đầu tư cũng chưa thể tham gia vào thị trường này, khi thanh khoản vẫn chưa đủ lớn để họ thực hiện các chiến lược phòng hộ (Hedging-PV) với danh mục đầu tư của mình cho nên thị trường phái sinh hiện nay vẫn chủ yếu có tính đầu cơ cao.

Tôi cho rằng thị trường phái sinh cần đa dạng sản phẩm hơn nữa, tức là có thêm nhiều chỉ số, nhất là các hợp đồng tương lai cho chỉ số ngành. Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán cần đẩy mạnh việc triển khai sản phẩm Option.

Xin cảm ơn ông.

Mời xem thêm:

Yuanta Việt Nam và 4 “dấu ấn” trong 2019

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới