Thứ Sáu, 26/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Chuyện phóng sinh, hóa kiếp cá chép ngày ông Táo về trời

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chuyện phóng sinh, hóa kiếp cá chép ngày ông Táo về trời

Hòa Tân

(TBKTSG Online) – Trên mạng xã hội Facebook, một số người hôm nay chọn cách đi ăn cá thay vì phóng sinh như nhiều người khác. Còn đa phần thì than phiền đi phóng sinh cá chép ra kênh rạch sông hồ thì cá bị đón bắt lại, khiến họ than trời.

Nhộn nhịp bán cá chép ngày ông Táo về trời

“Ông Táo ghét túi nilon”

Chuyện phóng sinh, hóa kiếp cá chép ngày ông Táo về trời
Mua cá chép để phóng sinh ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Thành Hoa.

Tục cúng kiếng ngày 23 tháng Chạp hàng năm để tiễn ông Táo về chầu trời, tâu báo mọi việc dưới hạ giới cho Ngọc Hoàng đã có từ xa xưa và người Việt có quan niệm, ông Táo về trời bằng cách cưỡi cá chép. Vậy cũng từ rất lâu, cứ ngày này, người dân phóng sinh cá chép ra sông hồ và năm nay cũng vậy.

Trên một trang tin có kể lại bằng hình ảnh câu chuyện cá chép vừa được phóng sinh chưa kịp bơi đi xa thì đã bị 3 người cầm vợt, lưới trực chờ bắt lại. Khi bị người dân phản ứng, những người vớt cá cho rằng cá chép không sống được ở sông Sài Gòn hay kênh rạch hôi thối vì thiếu ô xy nên họ vớt về nuôi.

Trên mạng xã hội nhiều người bàn luận, cho rằng việc phóng sanh cá chép ra sông hồ, kênh rạch như hiện nay có vẻ phản khoa học. Nhiều con rạch, hồ nước bị ô nhiễm, cá làm sao sống được? Đó là chưa kể lắm bạn trẻ có hiểu biết, bức xức trước việc khá nhiều người phóng sinh cá bằng cách ném cả bịch túi nhựa đựng cá xuống sông rạch, cá vừa khó sống, vừa gây ô nhiễm chất thải rắn cho môi trường sông nước mà vài năm nay nhiều tờ báo thường nói tới vào dịp này.

Một trang Facebook cá nhân có tên Nguyễn Mỹ Trang đã chọn cách khác. Người này viết: “Hôm nay là 23 tháng Chạp, ông Táo về chầu trời. Tôi không phóng sinh cá, lựa chọn không mua cá thả cá, mà có thể sẽ đi ăn cá”.

Câu chuyện bạn Nguyễn Mỹ Trang kể khá thú vị: “Nhà tôi cũng đã từng cúng cá vàng, khi còn ở Quảng Ninh, sang Hải Phòng, lên Hà Nội hay vào Sài Gòn sinh sống. Hồi bé, tôi rất thích bám đuôi mẹ ra chợ chọn cá vàng. Cá vàng rất đẹp, nên có lần, sau khi cúng, tôi và anh trai còn xin xỏ bố để giữ hai em cá lại nuôi rồi mới thả. Bố cho là được, nuôi một thời gian một em chết. Tôi khóc bù lu bù loa rồi cũng đồng ý thả, dù lại khóc rống lên nữa khi anh trai nói thả đi rồi nó cũng chết thôi”.

“Mà còn đáng sợ hơn là có lần, bố hứng lên rán luôn cá vàng, rán vàng theo mọi nghĩa, ngập trong mỡ bong vảy lên luôn. Mẹ suýt ngất, mẹ mua cá cho bố cúng, cúng xong bố rán lên cho hai đứa con vốn không hề thiếu đạm. Quan điểm của bố đó cũng là một cách hóa kiếp, chứ thả đi kiểu gì chả bị bọn khác bắt lại. Mẹ nghẹn lời, hình như cũng khá tức, xong lại bật cười”.

Người viết chợt nhớ một chương trình truyền hình của Mỹ từng kể về vấn nạn cá ngoại lai ở ao hồ một số vùng ở nước này như cá chép, cá lóc đã sinh sôi nảy nở quá nhanh, xâm lấn làm khó cho quần thể cá bản địa. Trong đó cá chép được truy tìm nguyên nhân là do người châu Á như người Hoa, người Việt phóng sinh vào dịp Tết truyền thống và điều mà những người trong chương trình này trả lời phỏng vấn, đó là họ không hiểu tại sao phải phóng sinh cá chép?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới