Thứ Tư, 17/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Cơ hội và thách thức khi chọn ngành digital marketing

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ngành digital marketing là một “mảnh đất” đầy tiềm năng với nhiều cơ hội cũng như thách thức mà người làm ngành này phải đối mặt.

Định nghĩa digital marketing

Có rất nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về digital marketing.

Một định nghĩa theo Asia Digital Marketing Association thì digital marketing là một chiến lược dùng internet làm phương tiện cho hoạt động marketing và trao đổi thông tin.

Còn theo Philips Kotler: “Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và internet”.

Digital marketing chiếm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông của phần lớn doanh nghiệp hiện nay.

Nhìn chung, có thể hiểu digital marketing là các hoạt động trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng internet và kỹ thuật số.

Những khó khăn phải đối mặt khi theo đuổi ngành digital marketing

Ngành marketing đã phát triển mạnh mẽ trên thị trường thế giới từ rất lâu. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam thì marketing nói chung và digital marketing nói riêng chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây. Do đó, nhận thức của nhiều người về ngành nghề này chưa thật sự sâu sắc. Đây là một trong những lý do khiến cho những người làm marketing tại Việt Nam còn gặp khó khăn.

Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong thời công nghệ số, rất nhiều doanh nghiệp ra đời cùng chiến lược truyền thông, tiếp cận khách hàng đa dạng trên các nền tảng trực tuyến thay vì đi theo lối marketing truyền thống. Việc này tạo ra áp lực rất lớn cho các marketer, bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng đa dạng ở nhiều mảng khác nhau. Thuật ngữ full-stack bắt đầu xuất hiện và trở thành tiêu chuẩn để một marketer hướng đến.

Điểm khác biệt của full-stack digital marketing là kiến thức tổng quát và khả năng thực thi, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết. Một full-stack digital marketer không cần phải là chuyên gia ở mọi lĩnh vực, nhưng họ sẽ có đủ kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thành các công việc một cách tốt nhất, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như content creator, SEO, Facebook ads, designer, marketing planner,…

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động đào tạo full-stack digital marketing hiện nay là FPT Skillking.

Digital marketing – “mảnh đất” đầy tiềm năng

Sự khác biệt lớn nhất của việc chuyển từ cách làm marketing truyền thống sang digital marketing là cách tiếp cận khách hàng và môi trường làm việc chuyển sang các nền tảng công nghệ. Việc internet phổ biến như hiện nay và sự nổi lên của thế hệ Gen Z, là đối tượng khách hàng chủ yếu cũng chính là thế hệ làm digital marketing chiếm phần lớn sẽ dễ dàng phát triển tư duy làm nghề đầy sáng tạo.

Người làm marketing cần có sự năng động, tư duy rộng mở và đầy tính sáng tạo.

Digital marketing là ngành nghề có môi trường làm việc đòi hỏi sự năng động, không ngừng sáng tạo với mức thu nhập hấp dẫn và cực “khát” nguồn năng lực. Với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt trên thị trường thì chiến lược marketing hiệu quả sẽ tạo ra mạng lưới gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chính vì vậy, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này là rất cần thiết.

FPT Skillking – Một hệ thống đào tạo full-stack digital marketing

Với chương trình học 2 năm gồm 4 học kỳ, được đào tạo bởi các chuyên gia và cố vấn marketing thuộc các công ty, tập đoàn lớn, Hệ thống đào tạo full-stack digital marketing của FPT Skillking đào tạo sinh viên theo phương pháp smart lab độc đáo, giúp lĩnh hội kiến thức dễ dàng.

Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng quốc tế Higher Diploma in Digital Marketing.

FPT Skillking là hệ thống đào tạo Full-stack Digital Marketing.

Bên cạnh đó, nhằm tìm kiếm những cá nhân xuất sắc và có đam mê với ngành digital marketing, Hệ thống đào tạo Full-stack Digital Marketing FPT Skillking mang đến chương trình học bổng: “Digital Marketing Is King” với hình thức xét tuyển điểm trung bình môn Toán và Ngữ Văn học kỳ 1 lớp 12 (xét tuyển điểm môn Toán và Ngữ văn với học sinh THPT, xét tuyển môn Toán và một môn tự chọn với học sinh GDTX).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới