Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Có phải các dự án BOT đều “trốn” kiểm toán?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Có phải các dự án BOT đều “trốn” kiểm toán?

Ngọc Lan

(TBKTSG Online)- “Chỉ có 3 dự án BOT gồm dự án Hầm Đèo Cả; Trung Lương- Mỹ Thuận và Bắc Giang- Lạng Sơn là Bộ GTVT chủ động mời kiểm toán vào cuộc. Các dự án BOT còn lại Bộ GTVT đồng ý với Bộ KH-ĐT là không kiểm toán các dự án”, câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Ngọc Phương 5/6  khiến công luận rất ngạc nhiên. Liệu có “lỗ hổng” lớn như vậy tại các dự án BOT?

 

Có phải các dự án BOT đều “trốn” kiểm toán?
Các dự án BOT luôn gây tranh cãi về tính minh bạch trong nhiều năm qua Ảnh: Nguyên Nam

Theo đại biểu Quốc hội Bùi Ngọc Phương (Ninh Bình) khi tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại phiên chất vấn Quốc hội thì: “Tôi ngồi cạnh Tổng kiểm toán và xin trả lời là Bộ GTVT không chủ động kiểm toán toàn bộ các dự án BOT giao thông mà chỉ kiểm toán ba dự án”. Ông còn khẳng định Bộ GTVT đồng ý với Bộ KH-ĐT về việc không kiểm toán các dự án BOT giao thông.

Trước đó, ông Phương đặt vấn đề là khi Kiểm toán Nhà nước (KTNN) sau kiểm toán 61 dự án đã kiến nghị giảm thu phí 222 năm tại các dự án này. Do đó ông đặt câu hỏi: “Vì sao 2 bộ GTVT và KH-ĐT không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu KTNN không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm không? Lợi ích nhóm ở đây như thế nào”.

Người đứng đầu Bộ GTVT nói rằng gần như 100% dự án BOT được kiểm toán. Theo quy định hiện hành, khi dự án được phê duyệt, Chủ đầu tư là Bộ GTVT sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư triển khai xong dự án, bộ sẽ quyết toán dựa trên nghiệm thu thực tế. Nghiệm thu thực tế là căn cứ để điều chỉnh hợp đồng và tại thời điểm này mới cho thu phí bao nhiêu năm.

Do vậy, ông Thể nói số liệu giảm trừ 222 năm tại 61 dự án là đúng sau khi KTNN vào rà soát dự án. Nhưng đây là số liệu ban đầu tại các dự án chứ không phải là số liệu ký hợp đồng được thông qua giữa Bộ GTVT và chủ dự án BOT. Và hiện tại KTNN đã kiểm toán khoảng 60 dự án BOT chứ không phải ba dự án.

Trên thực tế, theo Nghị định 15 về đầu tư theo hình thức PPP và Nghị định 30 về thi hành Luật đấu thầu liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thì dự án BOT được ký hợp đồng nguyên tắc khi phê duyệt ban đầu ( dự kiến tổng mức đầu tư và ước tính thời gian thu phí). Sau khi hoàn thành dự án, dự án sẽ được kiểm toán (bởi kiểm toán nội bộ của chủ dự án và KTNN do Bộ GTVT đề nghị) mới quyết định thời gian thu phí chính thức.

Ngay từ năm 2014, khi các dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên có tổng số 39 dự án thành phần được đầu tư bằng vốn Trái phiếu Chính phủ và theo hình thức BOT với tổng mức đầu là gần 60 ngàn tỉ đồng, đã hoàn thành sớm hơn dự kiến thì Bộ GTVT đã đề nghị KTNN kiểm toán ngay tất cả các dự án, không loại trừ dự án thuộc nguồn vốn gì.

Như vậy, có thể nói không có chuyện chỉ có vài dự án BOT được kiểm toán, Xét về quy định thì tất cả các dự án BOT trước khi ký Hợp đồng chính thức đều phải kiểm toán lại. Nhưng tính minh bạch tại các dự án BOT luôn là câu hỏi gây búc xúc dư luận: từ việc đặt trạm thu phí bất hợp lý, mức thu phí, chủ đầu tư BOT không đủ năng lực, vay vốn ngân hàng quá nhiều…tuy đã được kiểm toán cũng chỉ ra nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Và hậu quả là trong suốt 3 năm qua, hầu như không có dự án BOT mới nào được triển khai
Và Luật PPP hiện nay vẫn còn đang soạn thảo.

Mời xem thêm:

“Dài cổ” chờ luật về PPP

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới