Thứ sáu, 24/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Công sở nên bớt mệnh lệnh!

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Công sở nên bớt mệnh lệnh!

Ngô Đồng Vũ

(TBKTSG) - Trên thực tế, thông thường công sở được hiểu bao gồm “trụ sở, nơi làm việc” và “người làm việc trong đó” (cán bộ, công chức, viên chức...) và “thái độ, tư cách, cách thức làm việc” của họ, thể hiện sự văn minh, lịch sự.

Chẳng hạn, bố trí nhà vệ sinh lịch sự, có bảng hướng dẫn rõ ràng; trong khuôn viên trụ sở tránh phơi phóng, để đồ đạc bừa bãi; gỡ bỏ những bảng chỉ dẫn mang tính mệnh lệnh, áp đặt. Ví dụ “Yêu cầu xuống xe, dẫn bộ” (nên thay bằng “Mời xuống xe qua cổng. Cảm ơn”), “Yêu cầu xuất trình giấy tờ” (nên thay bằng “Vui lòng liên hệ phòng trực để được hướng dẫn” hoặc “Vui lòng xuất trình giấy tờ”...). Nếu cơ quan rộng thì phải có sơ đồ và có người hướng dẫn (ở phòng trực/bảo vệ chẳng hạn)...

Về tác phong làm việc, cán bộ công chức phải có thái độ đứng đắn, đúng mực cả với công dân (khách hàng) và giữa cán bộ công chức với nhau. Phải tránh thể hiện kiểu gia đình, dòng tộc, kể cả giữa cán bộ công chức với nhau và với người dân (trong xưng hô, trong cử chỉ, thái độ). Trong mối quan hệ giữa cán bộ công chức với nhân dân phải bình đẳng, tôn trọng chứ không phải mối quan hệ ban ơn-cầu cạnh, xin-cho. Đặc biệt, cán bộ công chức phải chú ý từng biểu hiện nhỏ, như biết nói “cảm ơn” khi nhận được góp ý và nhất là biết “xin lỗi” khi có sai sót, nhầm lẫn... Tức là, công sở nên chuyển từ “mệnh lệnh”, “áp đặt” sang “phục vụ”, “lắng nghe” một cách chân thành, cầu thị.

Đã từng có thời, quan niệm về quản lý là một cái khuôn, và người dân phải tuân thủ giới hạn của cái khuôn đó. Dù hiện nay, rõ ràng công dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm nhưng cái văn hóa mệnh lệnh dường như vẫn còn ăn sâu trong không ít người. Vì vậy, nhiều người vẫn thích ra lệnh người khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới