Thứ bảy, 23/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Cử tri băn khoăn, lo lắng nhiều về giá cả leo thang, khó tìm việc làm

Vân Ly

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Thị trường lao động phục hồi chậm khiến người dân lo lắng. Tình trạng một bộ phận người lao động do khó khăn, chưa tìm được việc làm đã rút bảo hiểm xã hội một lần, về lâu dài sẽ không bảo đảm được đời sống.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo trước Quốc hội ngày 23-5. Ảnh: quochoi.vn

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra vào ngày 23-5, Quốc hội nghe Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị nhân dân gửi đến kỳ họp.

Ông Đỗ Văn Chiến cho biết, nhân dân còn trăn trở, băn khoăn, lo lắng về các vấn đề chủ yếu như  những khó khăn, thách thức nhiều mặt do dịch Covid-19 gây ra, nhất là sức khỏe tâm thần hậu Covid-19; băn khoăn về việc chậm hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế trong điều trị Covid-19…

Nhân dân bất bình và lên án mạnh mẽ, phẫn nộ đối với những hành vi trục lợi trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao. Đồng thời, mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

Thị trường lao động phục hồi chậm khiến người dân lo lắng. Tình trạng một bộ phận người lao động do khó khăn, chưa tìm được việc làm đã rút bảo hiểm xã hội một lần, về lâu dài sẽ không bảo đảm được đời sống; vẫn còn xảy ra tình trạng mất an toàn cho người dân như: thiên tai, cháy, nổ, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, trẻ em bị đuối nước... đáng lo ngại.

Dư luận xã hội còn băn khoăn, lo lắng về chất lượng giáo dục khi học sinh phải học trực tuyến trong một thời gian dài; về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; về thí sinh tự do thi vào đại học không được cộng điểm ưu tiên theo vùng; còn có ý kiến trái chiều về việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc trung học phổ thông, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường.

Giá cả xăng, dầu, vật tư nông, lâm nghiệp tăng cao là nỗi lo của nhiều người dân. Tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội chậm; hoạt động của thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu, thị trường bất động sản… còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; tiến độ triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới