Thứ Ba, 13/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Đà Nẵng muốn chia nhỏ phương án dời ga đường sắt

Lan Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online)- Việc huy động 9.000 tỉ đồng cho phương án di dời và xây mới ga đường sắt Đà Nẵng từ nguồn vốn xã hội hóa hay các hình thức đầu tư Hợp tác công- tư (PPP) được dự báo là khó. Do vậy, UBND thành phố Đà Nẵng đã đề xuất phương án chỉ có một phần nhỏ trong dự án thực hiện huy động vốn xã hội hóa. Còn lại, phần vốn lớn trông chờ vào Nhà nước và chia nhỏ thành các dự án thành phần.

Dự án di rời ga đường sắt Đà Nẵng và các công trình liên quan ra khỏi trung tâm thành phố là một trong số các dự án trọng điểm dã được quy hoạch từ lâu. Cách đây 3 năm, dự án này cùng với việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Vinh – Nha Trang theo lộ trình sau 2030 đã được Thủ tương phê duyệt.

Ga Đà Nẵng hiện nay chờ phương án di rời
Ảnh: TL

Hiện nay nguồn lực đầu tư dành cho ngành đường sắt còn nhiều khó khăn, cùng với việc Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư mạng lưới tuyến đường bộ cao tốc nên chưa triển khai thực hiện được việc di dời đến vị trí mới theo quy hoạch.

Phía UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản gửi Bộ GTVT hôm 6-8 đễ xuất các vấn đề liên quan đến dự án này. Theo đó, để chủ động việc triển khai dự án, thành phố đã chọn nhà thầu lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và hoàn thành việc này.

Cụ thể, giai đoạn I (từ nay đến 2030), di dời ga Đà Nẵng ra vị trí mới để phục vụ tái phát triển đô thị khu vực nội đô. Ga hàng hóa sẽ được dời về ga Kim Liên theo quy hoạch đã duyệt. Ga hành khách được xây dựng tại vị trí Km787+250 tuyến đường sắt hiện trạng thuộc khu vực Hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiều).

Giai đoạn II (sau 2030) sẽ di dời tuyến, ga đường sắt khu vực TP Đà Nẵng theo quy hoạch đồng bộ với dự an đường sắt tốc độ cao đoạn từ Thanh Hóa đên Nha Trang. Tổng chiều dài tuyến mới khoảng 29 km. Riêng ga hành khách quốc gia sẽ xây theo đúng quy hoạch được duyệt tại khu đất xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng).

Ga hàng hóa Kim Liên được nâng cấp để keo kịp tốc độ vận chuyển đi- đến cảng Liên Chiểu với công suất xếp dỡ dự kiến khoảng 1,5 triệu TEU/năm (2050)

Tổng mức đầu tư dự kiến cho hai giai đoạn vào khoảng 9.045 tỉ đồng. Trong đó chỉ có phần xây dựng bãi hàng, kho hàng… bãi hàng ga Kim Liên và các quảng trường ga, nhà ga, đường bộ vào ga mới Trung Nghĩa được đầu tư từ nguồn xã hội hóa, dự kiến 313,2 tỉ đồng. Toàn bộ các phần còn lại là do Chính phủ bố trí từ nguồn ngân sách thành phố.

Điều mà UBND TP Đà Nẵng cần hiện nay là Bộ GTVT thống nhất chủ trương phân chia dự án di rời ga đường sắt Đà Nẵng giai đoạn I thành dự án độc lập trong giai đoạn chưa đủ nguồn lực để thực hiện di rời đúng quy hoạch. Giao cho UBND TP Đà Nẵng chủ trì tổ chức thực hiện và hương dẫn thành phố triển khai dự án theo đề xuất đã nêu trong văn bản.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới