Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Danh thủ đi bán tiền ảo: Lợi nhuận đi kèm rủi ro

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Danh thủ đi bán tiền ảo: Lợi nhuận đi kèm rủi ro

T. Hà

(TBKTSG Online) – Dạo một vòng mạng xã hội mấy hôm nay, giữa một rừng thông tin về hậu chiến Syria và đề xuất thuế của Bộ Tài chính, một thông tin kinh tế nhưng mang tính giải trí đó là việc các ngôi sao thể thao, giải trí nổi tiếng có thể vướng vào vào lao lý nếu họ tham gia quảng bá cho các đồng tiền ảo.

Mới đây nhất là cựu danh thủ Luis Figo được chỉ định làm đại sứ cho đồng tiền STRYKZ được công ty Stryking Entertainment đóng trụ sở tại thành phố Berlin (Đức) phát triển. Figo, 45 tuổi, là cựu cầu thủ nổi tiếng nhất trong thế hệ của mình, từng 127 lần khoác áo đội tuyển Bồ Đào Nha. Không chỉ có cầu thủ này mà đang có nhiều các ngôi sao thể thao và giải trí khác như cầu thủ Ronaldinho, Michael Owen, tay đấm Manny Pacquiao, diễn viên Jamie Foxx, hot girl Paris Hilton… cũng từng cho thuê danh tiếng, tên tuổi cũng như có số lượng người hâm mộ lớn để bán tiền ảo.

Danh thủ đi bán tiền ảo: Lợi nhuận đi kèm rủi ro
Thần đồng bóng đá một thời của Anh tại một buổi ra mắt một loại tiền ảo.

Thật ra, những đồng tiền ảo này đang trong giai đoạn phát triển, chưa có tiếng như Bitcoin, nên rất cần những người nổi tiếng “tiếp sức” trong các đợt ICO. ICO (Initial Coin Offering) là một hình thức kêu gọi vốn đầu tư khá phổ biến trong các dự án tiền điện tử kỹ thuật số (cryptocurrency).

Khi một công ty phát hành ra đồng tiền kiểu này, họ thường tạo ra một số lượng mã token nhất định và bán cho các nhà đầu tư, giống như một kiểu cổ phần. Nếu ngày nào đó, đồng tiền đó tăng chóng mặt như Bitcoin thì những người nắm token trong các đợt ICO sẽ phát tài.

Nhưng chưa thấy phát tài ở đâu. Theo số liệu từ công ty thị trường CB Insights, trên thế giới năm ngoái, hơn 5 tỉ đô la đã được người ta ném ra để mua lấy token. Theo công ty Token Data chuyên thu thập số liệu ở các đợt ICO của các đồng tiền, 46% trong số 902 loại token được bán ra năm ngoái có dấu hiệu lừa đảo rõ rệt.

Ở Mỹ, những kiểu quảng cáo như của Figo là bất hợp pháp, theo Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) khuyến cáo vào năm ngoái. “IPO được các chính phủ quản lý rất chặt chẽ, trong khi ICO chưa được quản lý vì thế khi một người nổi tiếng có liên hệ đến các hoạt động ICO, họ cũng phải chịu những trách nhiệm pháp lý khi kết quả xấu xảy ra”, luật sư Ben Yates từ công ty tư vấn luật RPC ở Hong Kong nói trên tờ South China Morning Post.

Theo luật chứng khoán Hong Kong, Ủy ban chứng khoán Hong Kong (SFC) được phép cấm các hoạt động ICO của các công ty nước ngoài nhắm vào nhà đầu tư Hong Kong. Tháng trước SFC đã yêu cầu công ty Black Cell có nguồn gốc Philippines ngưng các hoạt động ICO, trả lại tiền mua token cho các nhà đầu tư. Trung Quốc cũng rất cứng rắn với các hoạt động quảng bá ICO của các công ty trong nước, đóng cửa các trang web nước ngoài kêu gọi ICO và cấm mua bán tiền ảo bằng đồng yuan của họ.

Michael Owen, cựu tuyển thủ Anh tháng trước ký hợp tác tham gia quảng bá ICO cho công ty Global Crypto Offering Exchange (GCOX) đóng trụ sở tại Singapore. Công ty này tuyên bố họ tạo ra đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên nhằm giúp giới người nổi tiếng giao dịch.

Họ nói token của họ được dùng để mua sản phẩm hay góp từ thiện cho những quỹ được người nổi tiếng bảo trợ, như một cách tăng sự tương tác giữa người nổi tiếng với các fan của họ.
Nhưng chẳng mấy fan tin vào tuyên bố đó.

“Đó chỉ là một cách quảng cáo nhằm thu hút người vào chơi thôi. Công ty nào chẳng nhằm vào một cộng đồng nào đó. Nếu họ không đánh được vào lòng tham, mối lợi thì họ đánh vào niềm đam mê hay sự sùng bái của người chơi”, Mark Dreyer, một cổ động viên thể thao đăng điều hành trang web China Sports Insider nhận xét.

Mời xem thêm

Học để làm gì?

Thuế tài sản còn “nóng” hơn cả Mỹ không kích Syria
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới