Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

V.Dũng - Trúc Nhã

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản lý nước từ thải nước sang giữ nước bằng loạt công việc, như vận hành đập ngăn mặn, nạo vét kênh mương để trữ thêm nước ngọt, hướng dẫn nông dân trữ nước trong các ao hồ giữa vườn và trong các bồn chứa gia đình. Nhưng xem ra nhu cầu đầu tư cấp nước ngọt cho cư dân vùng nhiễm mặn còn gấp gáp hơn, mà hiệu quả cũng có thể thấy ngay trước mắt.

Nội dung: Hoàng Việt; Video: V.Dũng - Trúc Nhã

5 BÌNH LUẬN

  1. Nước Việt ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa. Trời đất ưu đãi nhiều thứ. Gió mưa thuận hòa. Xét toàn cục không thể có chuyện thiếu nước ngọt, nếu không muốn nói là trữ lượng nước ngọt là vô tận. Nếu có thiếu, hoặc khô hạn, chẳng qua chỉ mang tính cục bộ từng khu vực, theo thời vụ mà thôi. Chưa kể, hậu quả chủ quan do con người gây ra là quan trọng. Vấn đề cấp bách còn lại là giải pháp, nên lựa chọn phải làm gì, mang tính chiến lược bền vững, để gìn giữ và khai thác nguồn lợi nước ngọt hiệu quả nhất. Cần nghiên cứu nhanh, triển khai tốc lực, để dân bớt khổ. Sớm chừng nào hay chừng đó.

  2. Khu vực Trung đông, Arập, Israel… là ví dụ về thành tựu to lớn của con người trước thử thách khắc nghiệt của tự nhiên. Không nước ngọt, vẫn sống được, kể cả sống tốt. Ở đây, người ta phát minh ra phương pháp tưới nhỏ giọt, lọc nước biển thành nước ngọt, canh tác nông nghiệp trên sa mạc, trở thành những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới… Nhiều khi khó khăn, thử thách nghiệt ngã cũng chính là cơ hội. Qua đó, con người mới biết trân quý hơn nhiều về những gì ta đang có, thậm chí chưa có.

  3. 5 giải pháp căn bản, xin gửi đến quý vị lãnh đạo Nhà nước, nhà khoa học,nếu thực hiện Việt Nam ta sẽ chủ động ứng phó và trữ nước ngọt đảm bảo sản xuất và sinh hoạt,không để hàng năm phải tốn 70 nghìn tỷ đồng để ứng phó và khắc phục hạn hán hạn mặn.,sụp lún,sạt lở.
    1. Xây dựng tất cả các cống ngăn mặn ở ĐBSCL với sông vàm cỏ Đông tây,sông sài gòn,sông đồng nai(Chủ động được việc ngăn chặn sự xâm nhập mặn và mực nước biển dâng). Tương tự như cống cái lớn cái bé hiện tại tỉnh kiêng giang đã chủ động được… kết quả khả quan.
    2. Xây dựng hồ chứa nước ngọt và nhà máy lọc nước ngọt lợ mặn.( Không khai thác nguồn nước ngầm nữa thì vấn đề sụp lún sẽ hạn chế.
    3.Bảo trì bảo dưỡng và nạo vét lại các hồ chứa nước ngọt hồ thủy điện,hệ thống dẫn nước.
    4. Trồng rừng phòng hộ ven biển bãi bồi…những cây đặc hữu vùng miền… Trồng là phải có công tác chăm sóc và bổ sung.. không phó mặc cho tự nhiên..khi cây đủ lớn thì sẽ dần dần thích nghi.
    5. Xây dựng đường dẫn nước ngọt từ sông Hậu sông Cái lớn Cái bé về cho vùng ngọt hoá Cà Mau ,đảm bảo đủ nước cho sinh hoạt đến sản xuất và ghe thuyền phà đi lại ( cần đưa nước vào tháng 12 âl hàng năm, nếu năm nào nguồn nước đảm bảo thì khỏi dẫn về) tiết kiệm chi phí vận hành .
    LƯU Ý…làm phải tận tâm, tận tụy từng đồng vốn.

  4. Đầu tư để xử lý nước ở những vùng bị xâm nhập mặn chứ không nên ở cả ĐBSCL, vì chỉ một số diện tích nhỏ bị xâm nhập mặn thôi. Nói cả ĐBSCL là phóng đại và biện pháp đưa ra sẽ bao đồng và tốn kém.
    7/13 tỉnh của ĐBSCL bị xâm nhập mặn bao nhiêu diện tích, cách khắc phục xâm nhập mặn ở những nơi này như thế nào? Đây mới là vấn đề, phải cụ thể như vậy mới có hướng chính xác, không cần phải lên kế hoạch cho 6 tỉnh không bị xâm nhập mặn.
    Về nước tưới cho cây trồng và cây lúa thì cần làm cống hoặc đập trên sông Cửu Long để giữ và điều tiết nước tưới cho lúa và cây trồng vào mùa khô đây là cách làm mà theo tôi rẻ tiền mà hiệu quả nhất.
    Đơn giản và cụ thể thì kế hoạch mới thành công, phóng đại thì hao tốn tiền và kết quả sẽ chẳng ra gì.

  5. Tôi mong nhà nước phải có chính sách hợp lý khi áp dụng tại vùng ĐBSCL những phương pháp phù hợp với địa phương. Định hướng chúng ta phải thích nghi, sớm làm quen với môi trường thiếu nước ngọt. Chuyển cây trồng vật nuôi sang các giống cần ít nước hơn. Chọn lọc nghành công nghiệp tiêu thụ nước ít hơn. Sáng tạo ra các loại vật dụng thiết yếu hàng ngày như dầu gội, xà phòng ít bọt cần ít nước vẫn sử dụng được dễ dàng… Cần trang bị cho từng hộ gia đình các thúng thùng chứa nước, để tích gom nước vào lúc dư thừa ứng phó trong lúc thiếu thốn. Chúng ta cần xây dựng một xã hội biết thích ứng và dám đối mặt với tình trạng hạn hán như hiện nay trong tinh thần chủ động và khoa học. Hằng ngày nghe tin người dân không có nước tôi rất lo lắng và sốt ruột. Thiếu nước ảnh hưởng đến đời sống và sẽ là mối nguy tiềm tàng cho các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, sẽ phải gánh số lượng người di dân khổng lồ,bài toán về mọi mặt khác sẽ bị chất đống khó có lối thoát nếu chúng ta không chăm lo tính toán tốt cho bà con ở ĐBSCL

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới