Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đề nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách bảo lãnh các tập đoàn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đề nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách bảo lãnh các tập đoàn

Lan Nhi

Đề nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách bảo lãnh các tập đoàn
Các dự án dầu khí với tổng mức đầu tư lớn nếu đề nghị bảo lãnh sẽ phải trình Quốc hội xem xét. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Do bảo lãnh Chính phủ mỗi ngày một gia tăng mà khả năng trả nợ của ngân sách mỗi ngày một thu hẹp nên Bộ Tài chính đã đề xuất lên Chính phủ đưa ra hàng loạt điều kiện để “siết” lại các khoản bảo lãnh đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Chính phủ về sử dụng vốn vay và quản lý nợ công, đến hết năm 2015, tổng số vốn vay được Chính phủ cam kết bảo lãnh là gần 26 tỉ đô la Mỹ, và 84% trong số này là bảo lãnh các khoản vay nước ngoài.

Thực tế thì tính đến hết năm 2015, Chính phủ đã bảo lãnh khoảng 21 tỉ đô la Mỹ, chiểm 17,6% tổng dư nợ công và tính ra bằng 11,1% GDP. Bảo lãnh Chính phủ hầu hết được thực hiện cho các hợp đồng vay vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở các lĩnh vực điện, than, dầu khí hay hàng không. Trước đây cũng đã có một số hợp đồng bảo lãnh cho các dự án xi măng hay giấy nhưng các dự án này đều không trả được nợ, làm ăn thua lỗ, Chính phủ phải đứng ra trả thay.

Các dự án đầu tư vào ngành điện vẫn đứng đầu danh sách được Chính phủ bảo lãnh với tổng số vốn bảo lãnh lên đến 9,7 tỉ đô la Mỹ. Riêng trong năm 2015, bốn dự án nguồn điện như Vĩnh Tân, Duyên Hải được cấp bảo lãnh với tổng giá trị gần 2,1 tỉ đô la Mỹ. Tập đoàn Dầu khí (PVN) được bảo lãnh vay 2,4 tỉ đô la Mỹ; Tập đoàn Than-Khoáng sản được bảo lãnh vay gần 650 triệu đô la Mỹ; các tập đoàn, tổng công ty khác được bảo lãnh vay 2,7 tỉ đô.

Hiện nay, dư nợ Chính phủ đã chiếm 50,3% GDP, kéo theo sức ép lên nợ được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp các tập đoàn, tổng công ty vay nợ đến hạn không trả được và Chính phủ phải đứng ra trả thay như trường hợp các dự án xi măng, giấy hay Tập đoàn Vinashin trước đây.

Vì vậy, Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ hết sức cân nhắc khi bảo lãnh các dự án. Ví dụ, khi Tập đoàn Điện lực hay Tập đoàn Dầu khí tiếp tục đề nghị bảo lãnh các dự án đầu tư mới với khối lượng huy động vốn lớn thì Chính phủ cần phải báo cáo Quốc hội phê duyệt theo đúng Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư các dự án, công trình trọng điểm quốc gia.

Trước đây, có một số dự án dầu khí ở nước ngoài có tổng mức đầu tư rất lớn, được Chính phủ bảo lãnh nhưng không báo cáo ra Quốc hội.

Riêng đối với EVN, Bộ Tài chính cũng đề nghị phải xử lý các vấn đề chênh lệch lỗ tỉ giá hàng năm, không được cộng dồn các khoản lỗ.

Còn đối với ngành hàng không, Bộ Tài chính cũng nhắc lại là năm 2015, chương trình phát triển đội bay mới của Vietnam Airlines đã được bảo lãnh từ nhiều năm trước nay tiếp tục được bảo lãnh theo kế hoạch. Trong quá trình cổ phần hóa, Vietnam Airlines tiếp tục đề nghị được bảo lãnh và đã được Chính phủ chấp thuận. Tuy nhiên, hãng này đã hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và có cổ đông nước ngoài nên cần điều chỉnh chính sách vay vốn, giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thực tế, Vietnam Airlines cũng không chịu được áp lực của các khoản vay nên đã chủ động giảm bão lãnh Chính phủ bằng việc bán đi ba máy bay mà hãng sắp tiếp nhận trong kế hoạch nhận hàng năm.

Mời xem thêm:

Đằng sau chuyện bán – thuê lại máy bay của VNA

Khi Chính phủ đi vay “nóng”

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới