Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Để việc học hành thôi là gánh nặng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Để việc học hành thôi là gánh nặng

Biên Hà

(TBKTSG) – Ngày 26-1-2013, Bộ Giáo dục Pháp ban hành quyết định mới, theo đó, thời lượng học giữ nguyên, nhưng “rải mỏng” ra trong bốn ngày rưỡi (học thêm sáng thứ Tư hoặc sáng thứ Bảy, tùy địa phương sắp xếp). Theo quy định trước đây, học sinh tiểu học ở Pháp mỗi tuần học 24 tiếng (tính cả giờ giải lao), chia đều trong bốn ngày (mỗi ngày sáu tiếng), gồm: thứ Hai, thứ Ba, thứ Năm và thứ Sáu (còn ba ngày: thứ Tư, thứ Bảy, Chủ nhật được nghỉ). Như vậy, bây giờ học sinh tiểu học ở Pháp học không quá năm tiếng rưỡi/ngày; còn buổi học bổ sung không được kéo dài quá ba tiếng rưỡi. Ngoài ra, theo quy định lâu nay, mỗi lớp tiểu học ở Pháp không được có quá 30 học sinh.

Trong khi đó, ở nước ta, việc học hành đối với học sinh các cấp phổ thông đều thật sự là một gánh nặng, nhiều năm rồi gỡ vẫn chưa ra! Cụ thể, đối với bậc tiểu học, học sinh phải học ít nhất 10 môn, gồm: tiếng Việt, toán, khoa học tự nhiên-xã hội, lịch sử-địa lý, đạo đức, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, thủ công-kỹ thuật (chưa nói đến ngoại ngữ, tin học). Đối với học sinh học hai buổi/ngày, mỗi ngày các em có thể học tới bảy tiết (không tính giờ giải lao). Ở độ tuổi tiểu học (từ 6-11 tuổi), học như thế dễ dẫn đến “mụ mị” con người (nhất là sĩ số trung bình mỗi lớp học có thể lên đến hơn 50 em), từ đó khiến cho phần lớn học sinh trở nên chán và sợ học. Do vậy, mỗi ngày đến lớp, thay vì là niềm vui, sự chờ đợi háo hức, lại trở thành nỗi buồn chán, sợ sệt, lo âu đối với học sinh; thậm chí là mối lo canh cánh về các khoản tiền đóng góp cho nhà trường đối với cha mẹ các em.

Bao giờ việc học ở nước ta không còn là gánh nặng đối với học sinh và gia đình họ?
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới