Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

DNNN mới thoái thêm 2.300 tỉ đồng vốn ngoài ngành

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

DNNN mới thoái thêm 2.300 tỉ đồng vốn ngoài ngành

Lan Nhi

DNNN mới thoái thêm 2.300 tỉ đồng vốn ngoài ngành
Vinalines đã đăng ký thoái vốn tại Maritime Bank. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Theo tin từ Bộ Tài chính, 9 tháng đầu năm 2014, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thoái được 2.300 tỉ đồng vốn đầu tư ngoài ngành, trong tổng số hơn 22.500 tỉ đồng phải thoái từ nay đến 2015.

Số vốn thoái được trong 9 tháng cao gấp 3,7 lần năm 2013, tuy nhiên chỉ chiếm 10,2% tổng số vốn cần phải thoái còn lại. Mà thời gian thoái vốn sẽ “đóng” lại ở thởi điểm hết năm 2015.

Theo kế hoạch đã được Chính phủ thông qua, trong hai năm 2014-2015, các tập đoàn, tổng công ty phải thoái 22.504 tỉ đồng. Trong đó, lĩnh vực chứng khoán là 473 tỉ đồng, tài chính-ngân hàng là 14.899 tỉ đồng, bảo hiểm (1.544 tỉ đồng) và bất động sản (5.069 tỉ đồng).

Vì các đợt thoái vốn chạy đua với thời gian, nhiều cuộc bán đấu giá, chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu của các tập đoàn, tổng công ty diễn ra nhiều hơn ở các lĩnh vực, nhất là chuyển nhượng cổ phần ở lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời điểm cổ phiếu ngân hàng không còn “ăn khách” như trước kia, hầu hết  các đợt thoái vốn khỏi cổ phiếu ngân hàng đều bán bằng, thậm chí thấp hơn giá mà doanh nghiệp đã mua. Ví dụ như Vinalines đang thoái 2,52% số cổ phần tại Maritime Bank với giá bán đề nghị 15.650 đồng/cổ phiếu, bằng giá mua những năm trước đó.

Nguồn thu từ thoái vốn được thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tức là số tiền thu được sau khi trừ đi giá trị vốn đầu tư ghi trên sổ sách kế toán, chi phí thoái vốn và thực hiện các nghĩa vụ thuế sẽ được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và phần lợi nhuận (nếu có).

Riêng số tiền thu được từ cổ tức, lợi nhuận phần vốn nhà nước bắt đầu từ năm 2013 được chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, nộp vào ngân sách chứ không để lại doanh nghiệp như trước, do tình hình thu ngân sách khó khăn.

Theo báo cáo của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), tổng số thu từ cổ tức, lợi nhuận trong năm 2013 và 2014 dự kiến khoảng 19 ngàn tỉ đồng, trong đó dự kiến sẽ nộp vào ngân sách hơn 15 ngàn tỉ.

Không chỉ tích cực thoái vốn hay thu cổ tức, tiến độ cổ phần hóa các DNNN cũng đang được đẩy nhanh. Năm 2011 cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp. Năm 2012 cổ phần hóa được 13 doanh nghiệp, năm 2013 được 73 doanh nghiệp. Và 9 tháng đầu năm 2014 có 71 doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Theo kế hoạch đã được phê duyệt thì trong giai đoạn 2014-2015 sẽ có khoảng 432 doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa, chưa kể số DNNN  tiếp tục thực hiện rà soát theo tiêu chí, danh mục phân loại DNNN mới ban hành hồi tháng 6/2014 của Thủ tướng. Số còn lại cũng sẽ tiếp tục phương án cổ phần hóa, sắp xếp giai đoạn tới.

Bộ Tài chính cho rằng, tuy tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn đã được đẩy nhanh hơn so với hai năm trước song đối tượng sắp xếp, cổ phần hóa hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tình hình tài chính phức tạp nên cần nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý. Hơn nữa, việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước, vốn ngoài ngành đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn cần có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị. Trong thời điểm hiện nay, việc mở rộng đầu tư, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có chững lại so với thời gian trước do khó khăn kinh tế.

Mời xem thêm:

Thoái vốn: đã quyết nhưng vẫn muốn lùi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới