Thứ hai, 6/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp sản xuất cần tăng tốc trong xu hướng thúc đẩy tiêu dùng xanh

T.Quang

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Để thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường, Nhà nước đã thể hiện quan điểm đồng thuận, người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi thói quen, phần còn lại là nhiệm vụ mà các doanh nghiệp sản xuất cần “tăng tốc”.

Xu hướng tiêu dùng xanh hiện đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đến đời sống xã hội và nền kinh tế thế giới. Cũng chính dịch bệnh đang là yếu tố tác động tới tiêu dùng bền vững khi người tiêu dùng đang dần thay đổi nhận thức và hành vi, hướng đến các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng vào cuộc

Theo khảo sát mới đây được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM (IBM Institute for Business Value – IBV, Hoa Kỳ) trên 14.000 người đến từ 9 quốc gia cho kết quả: 90% người được khảo sát cho biết Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững; 55% người tiêu dùng cho biết tính bền vững là yếu tố rất quan trọng hoặc cực kỳ quan trọng khi lựa chọn thương hiệu; 62% người tiêu dùng cũng sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Từ đó cho thấy, tiêu dùng bền vững đang ngày càng được quan tâm hơn trong cộng đồng.

Để tạo lập và thay đổi thói quen tiêu dùng mới cho người dân, mới đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam”. Theo đó, toàn dân phấn đấu đến năm 2025 sử dụng 100 % túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn… tăng cường công tác tái chế và xử lý rác thải nhựa, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường…

Sản xuất sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn tại nhà máy thuộc Tập đoàn An Phát Holdings.

Khi Nhà nước đã vào cuộc, khi người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi thói quen thì “bài toán” còn lại nằm ở những doanh nghiệp sản xuất xanh. Sản xuất cần phải “tăng tốc” để bắt kịp và đảm bảo cung ứng cho xu thế tiêu dùng xanh. Các dự án triển khai về nguyên liệu và sản phẩm xanh ở Việt Nam cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực. Được nhắc đến khá nhiều là dự án xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh đầu tiên tại Việt Nam, quy mô lớn hàng đầu Đông Nam Á của Tập đoàn An Phát Holdings (APH).

Chỉ trong hơn 1 năm khởi động dự án, nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT của An Phát Holdings đã có nhiều bước tiến quan trọng. Vượt qua nhiều thách thức khách quan của tình hình Covid-19 tại Việt Nam, APH đang chuẩn bị cho bước khởi công xây dựng nhà máy tại KCN Đình Vũ (Hải Phòng) vào đầu năm 2022.

Lộ trình “tăng tốc” cho nhà máy nguyên liệu xanh đầu tiên tại Việt Nam

An Phát Holdings vốn được biết đến là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế. Riêng về mảng nguyên liệu, thông qua hợp tác, đầu tư vào một doanh nghiệp Hàn Quốc đã có 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, sản xuất sản phẩm và nguyên liệu xanh, APH đã trở thành một trong số ít doanh nghiệp trên thế giới nắm giữ độc quyền sáng chế nguyên liệu xanh.

Dự kiến chi khoảng 100 triệu đô la Mỹ để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT nhằm tự chủ hoàn toàn nguồn nguyên liệu xanh để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. APH kì vọng khi nhà máy đi vào hoạt động, tập đoàn này sẽ chính thức tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh toàn cầu.

Để chuẩn bị cho dự án PBAT, APH đã vạch ra lộ trình và kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ. Bước đi đầu tiên là chiến lược huy động vốn cho dự án. Giữa năm 2020, APH đã tiến hành IPO và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) với mục đích kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy. Tiếp đó, tập đoàn cũng triển khai các đợt phát hành cổ phiếu và trái phiếu trong năm 2021 nhằm huy động thêm vốn cho các giai đoạn tiếp theo.

Ngay sau đó, APH bắt đầu quá trình tìm kiếm đối tác, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh tiến độ nhà máy PBAT. Tháng 7 vừa qua, An Phát Holdings đã hoàn tất ký kết hợp đồng hợp tác với tập đoàn Technip Energies về hạng mục thiết kế tổng thể (FEED) nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT công suất 30.000 tấn/năm. Theo đó, nhà thầu hàng đầu trên thế giới này sẽ đảm nhận thiết kế tổng thể nhà máy. Gói thầu FEED sẽ được thực hiện bởi công ty con của Technip Energies tại khu vực Đông Nam Á là Technip Engineering Thái Lan cùng sự phối hợp với Technip Zimmer GmbH (Đức), dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm nay.

Nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn sẽ được sản xuất tại nhà máy PBAT của An Phát Holdings.

Song song với việc lựa chọn nhà thầu công nghệ, APH cũng tăng cường nghiên cứu, thử nghiệm và đăng ký sở hữu trí tuệ cho 2 bằng sáng chế cho công nghệ sản xuất nguyên liệu xanh, từ đó trở thành đơn vị độc quyền sở hữu công nghệ điều chế, sản xuất PBAT và PBS tại Việt Nam.

Một bước tăng tốc quan trọng khác là Tập đoàn này đã chính thức được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án nhà máy PBAT tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).

Hiện tại, đội ngũ kĩ sư, nhân sự trình độ cao của APH đang tập trung cao độ để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được đưa vào khởi công đầu năm 2022, xây dựng trong vòng 18-24 tháng và sẵn sàng đi vào hoạt động đầu năm 2024.

Bên cạnh việc thúc đẩy tiến độ nhà máy, APH cũng lên kế hoạch sử dụng 70% nguồn nguyên liệu PBAT phục vụ sản xuất sản phẩm xanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; 30% còn lại sẽ dùng để thương mại, cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong nước và các thị trường quốc tế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới