Thứ năm, 9/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế: Cơ hội và thách thức

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

còn nhiều thách thức phải vượt qua, chinh phục thị trường quốc tế vẫn là xu hướng nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt ưu tiên, nhận được sự ủng hộ từ chính phủ, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp.

Mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế: Thách thức và Cơ hội

Theo đánh giá của Bộ Công Thương (MoIT), hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nửa cuối năm 2021 sẽ phải đối diện với những thuận lợi và thách thức đan xen. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát hay không được coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thời gian tới, trước thực tế rằng Covid-19 vẫn đang diễn tiến khó lường tại Đông Nam Á.

Hiểu được tình hình này, nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất lựa chọn con đường xuất khẩu qua thương mại điện tử, tận dụng làn sóng mua hàng trực tuyến phát triển mạnh mẽ sau 2 năm đại dịch. Dù là một sự thích ứng và thay đổi nhanh nhạy, khó khăn bước đầu là không thể tránh khỏi. Trong Báo cáo hoạt động của Amazon 2021 dành cho Doanh nghiệp Việt Nam được công bố ngày 3-12 mới đây, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (IDEA) - Bộ Công Thương nhận định: "Mặc dù nhận ra lợi ích của việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chần chừ vì chưa thực sự làm quen với khái niệm và thủ tục liên quan đến xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này".

Báo cáo tổng kết hoạt động 2021 của Amazon dành cho doanh nghiệp Việt.

Bên cạnh những vấn đề về quy trình, cách thức xây dựng thương hiệu ở thị trường quốc tế lại tiếp tục là một thách thức cho doanh nghiệp Việt. Kế đến, yêu cầu về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và công tác hậu cần khi xuất khẩu cũng là thử thách không nhỏ cho các doanh nghiệp khi mới tiếp xúc với thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tuy nhiên, những thách thức trên không khiến cho doanh nghiệp Việt chùn bước, khi cơ hội và tương lai cho xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam vẫn được dự báo rất khả quan. Theo Báo cáo hoạt động năm 2021 của Amazon dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam (thống kê từ 01/09/2020- 31/08/2021), số lượng hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Việt ra thị trường quốc tế qua Amazon là 7,2 triệu đơn vị - tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Những tín hiệu trên chứng tỏ các mặt hàng Made-in-Vietnam đang nhận được sự quan tâm và yêu thích của khách hàng quốc tế, có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Bào tử lợi khuẩn Livespo - Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ được yêu thích trên Amazon.

Hành trình “vượt khó” tìm đường cho Made-in-Việt Nam ra biển lớn

Hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt bước qua những rào cản, thách thức để nắm bắt các cơ hội và xu hướng kinh doanh mới,  các cơ quan ban ngành thuộc chính phủ đang nỗ lực cùng nhau thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, liên tục và toàn diện. Bộ Công Thương đang triển khai đồng loạt nhiều giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu: tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29-6-2021 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu bền vững; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA) trực thuộc Bộ Công Thương cũng đã ký hợp tác với Amazon Global Selling Việt Nam từ năm 2019, tiếp tục thắt chặt mối quan hệ trong năm 2021, thống nhất hướng đến mục tiêu cùng đồng hành và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tối đa tiềm năng của thương mại điện tử xuyên biên giới.

Amazon mong muốn hợp tác cùng các bộ-ban-ngành đưa sản phẩm Made-in-Vietnam ra thị trường quốc tế.

Nhằm kết nối các đơn vị liên quan trong chuỗi hoạt động hỗ trợ xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử, cũng như cung cấp thêm thông tin hữu ích cho người bán hàng tại Việt Nam, Amazon Global Selling tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử Xuyên biên giới 2021 vào hai ngày 14 - 15 tháng 12 theo hình thức trực tuyến. Sự kiện có sự tham gia của nhiều khách mời, đại diện đến từ Bộ Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, các Hiệp hội ngành nghề; và đặc biệt là đại diện các doanh nghiệp đã và đang thành công  trên Amazon, qua đó truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp Việt có ý định mở rộng ra thị trường quốc tế.

Hội nghị Thương mại điện tử Xuyên biên giới 2021 sẽ diễn ra vào hai ngày 14 - 15 tháng 12.

Với sự kiện năm nay, Amazon Global Selling mong muốn tăng cường hỗ trợ người bán hàng Việt Nam thông qua hoạt động xây dựng thương hiệu, cung cấp kiến thức về thương mại điện tử xuyên biên giới, hỗ trợ quá trình thiết lập và vận hành gian hàng trên Amazon, đồng thời kết nối và cải thiện năng lực cạnh tranh để phát triển doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. Để tìm hiểu thêm về sự kiện, vui lòng truy cập: https://sell.amazon.vn/seller-conference-21

Về Amazon Global Selling: Amazon Global Selling là chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới phát triển kinh doanh trên quy mô toàn cầu, tiếp cận khách hàng của Amazon trên khắp thế giới và xây dựng thương hiệu quốc tế. Thông qua việc bán hàng trên Amazon, đối tác bán hàng với các loại hình và quy mô kinh doanh khác nhau có thể tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản khách hàng trên toàn cầu của Amazon, bao gồm hơn 200 triệu khách hàng Prime; và hơn năm triệu khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới.Để biết thêm về Amazon Global Selling, vui lòng truy cập: https://sell.amazon.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới