Thứ Tư, 18/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Đồng Nai xin rút khỏi dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành và Biên Hoà – Vũng Tàu

T.H

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – UBND tỉnh Đồng Nai ngày 29-7 đã có văn bản số 7669/UBND-KTN gửi Bộ Giao thông vận tải về việc triển khai 2 tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về đề xuất giao tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện hai dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu. Đến nay, Đồng Nai đã nhận được ý kiến của UBND TPHCM về dự án này.

Qua rà soát các quy định pháp luật, thủ tục đầu tư, UBND tỉnh Đồng Nai cũng nhận thấy tỉnh không đủ thẩm quyền, năng lực làm đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu.

Hiện Luật Đường sắt không quy định UBND cấp tỉnh tổ chức đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt thuộc mạng lưới đường sắt quốc gia, và Bộ Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đường sắt, đầu tư xây dựng hạ tầng đường sắt.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam cũng đang tổ chức đấu thầu chọn đơn vị tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu.

Vì thế, các tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu có vốn đầu tư rất lớn, lên đến 91.000 tỉ đồng, phải do Bộ Giao thông vận tải là đầu mối giúp Chính phủ tổ chức đầu tư xây dựng đường sắt, sẽ thuận lợi trong việc vay vốn.

Từ những căn cứ trên, Đồng Nai kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải là đơn vị tổ chức đầu tư đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu. Hai tuyến đường sắt này cần được làm sớm để kịp kết nối khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.

Đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành có chiều dài gần hơn 37 km, điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), điểm cuối tại sân bay Long Thành; tổng mức đầu tư dự kiến hơn 40.500 tỉ đồng.

Tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài khoảng 84 km, có điểm đầu ở ga Trảng Bom (Đồng Nai), điểm cuối tại cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổng mức đầu tư dự kiến trên 50.800 tỉ đồng.

Cuối năm 2021, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương giao tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu. Chính phủ sau đó có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM và các đơn vị liên quan về phương án đầu tư dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành, bảo đảm phù hợp quy hoạch, đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Tổng hợp từ TTXVN

 

 

3 BÌNH LUẬN

  1. làm tuyến này có lợi thế là nối vào nhà ga T3 của TSN bởi tuyến metro2 nối dài ,tương lai sân bay Long Thành – sân bay TSN kết nối với nhau qua đường tàu điện ,BDS khu vực dọc ga này tăng tốc mạnh nhờ đi được cả 2 sân bay

  2. Làm đường sắt vào sân bay TSN lúc này cần thiết hơn. Trước mắt làm đoạn từ sân bay đến công viên Hoàng Văn Thụ để giải quyết vấn đề ùn tắc trong sân bay đã.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới