Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

‘Đừng coi thường sự lười học…’

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

‘Đừng coi thường sự lười học…’

TS. Võ Hương Quỳnh (*)

(SGTTO) – Với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực báo chí, nhà báo – nhà giáo Trần Ngọc Châu (**) đã có cơ hội đến thăm và làm việc tại rất nhiều nước. Ông rút ra rằng sự thịnh vượng của một quốc gia, một dân tộc đến từ con đường khai sáng qua giáo dục. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, xin mời đọc tác phẩm Đừng coi thường sự lười học của con người mới phát hành của ông.

'Đừng coi thường sự lười học…'

Dưới góc nhìn của một nhà giáo đang giảng dạy ở bậc đại học tại Mỹ, tôi nhận thấy đây là một cuốn sách có nghiên cứu và trải nghiệm với rất nhiều dẫn chứng sinh động về quá trình “xử lý khủng khoảng giáo dục của Mỹ” từ thập niên 1980 đến nay.

Những bài học về cải cách, xã hội hoá giáo dục bền bỉ không ngừng của một quốc gia đứng đầu thế giới về giáo dục như Mỹ, qua cách viết truyền cảm hứng, đầy thuyết phục của tác giả Trần Ngọc Châu, đã gợi mở một cách tiếp cận mới những giá trị của triết lý giáo dục khai phóng – mà mục đích cuối cùng là đào tạo những con người văn minh và hữu ích cho xã hội.

Làm sao để xây dựng nên một nền giáo dục khai phóng, nhân bản, và văn minh là trăn trở không chỉ của các nhà hoạch định chính sách giáo dục, mà của toàn xã hội Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Với phương pháp tiếp cận sáng tạo mà tác giả gọi là “tiểu luận hồi ức, tác phẩm Đừng coi thường sự lười học của con người chứa đựng rất nhiều triết lý, suy ngẫm của tác giả về lịch sử, và các mô hình giáo dục đa dạng; những câu chuyện phong phú về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông với nhiều nhân vật từ vô danh đến lỗi lạc trong đời sống.

Đặc biệt hơn, được chắt lọc từ góc nhìn sâu sắc, điềm tĩnh, và lối phân tích tinh tế, hấp dẫn bởi một người đã từng trải nghiệm hơn 30 năm trong nghề làm báo, thao thức với từng nhịp đổi thay của đất nước, Đừng coi thường sự lười học của con người là món quà trí tuệ, gợi nhiều trăn trở.


(*) Tác giả giảng dạy tại khoa Văn học Anh Mỹ thuộc trường Đại học Hawaii, Manoa, Honolulu, Mỹ

(**) Nguyên Phó tổng biên tập nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới