Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

EuroCham: Thủ tục hải quan ảnh hưởng đến ngành ô tô Việt Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

EuroCham: Thủ tục hải quan ảnh hưởng đến ngành ô tô Việt Nam

Thuỳ Dung

EuroCham: Thủ tục hải quan ảnh hưởng đến ngành ô tô Việt Nam
EuroCham cho rằng các thủ tục hải quan rườm rà đang tác động không tốt đến ngành ô tô Việt Nam. Ảnh minh họa: Hùng Lê

(TBKTSG Online) – Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đi sau các nước trong khu vực nhưng sắp tới ngành này còn phải cạnh tranh gay gắt với các loại xe nhập khẩu khi nhiều sắc thuế sẽ giảm về 0%. Để hỗ trợ ngành này phát triển, nhiều cải cách cần được thực hiện, trong đó cải cách về thủ tục hải quan là một trong những vấn đề được đề cập đầu tiên.

Đây là một nội dung được đề cập trong Sách Trắng 2014 do Phòng thương mại châu Âu (EuroCham) thực hiện với 800 doanh nghiệp châu Âu thuộc 13 tiểu ban của các ngành nghề khác nhau. Sách Trắng 2014 – các vấn đề thuơng mại/đầu tư và kiến nghị – đã được EuroCham công bố vào chiều nay, 11-11 tại Hà Nội.

Nhiều thách thức khi các hiệp định được ký kết

Theo Sách Trắng 2014, Việt Nam bắt đầu lắp ráp ô tô vào khoảng 20 năm trước và nhập khẩu ô tô mới với quy mô lớn hơn từ năm 2003. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, các đơn vị nhập khẩu chính bắt đầu hoạt động ở Việt Nam. Trong 5 năm qua, thị truờng ô tô đã đạt được mức tăng trưởng rõ rệt mặc dù giá cả cao do bị đánh thuế cao, cho đến khi bị sụt giảm 50% vào năm 2012.

Điều này là do các khách hàng tiềm năng hạn chế chi tiêu do tín dụng bị thắt chặt và mức thuế phí cao. Hàng tồn kho của các đơn vị lắp ráp lẫn nhập khẩu nguyên chiếc đều không ổn định. Để cứu vãn ngành ô tô, năm 2013 các cơ quan chức năng đã giảm thuế đăng ký trước bạ. Theo quy định hiện nay, phí truớc bạ được áp dụng 10-15% (tùy từng địa phương) đối với ô tô đăng ký lần đầu và 2% đối với đăng ký lần 2.

Tuy nhiên, theo ông Michael Behrens, thành viên nhóm các doanh nghiệp ô tô châu Âu cho hay, UBND các địa phương mới là cơ quan có quyền quyết định sau cùng mức thu phí trước bạ.

“Điều này đã gây nên tình trạng mập mờ và làm thị trường chững lại cho tới khi có sự phục hồi của thị truờng ô tô con và ô tô tải gần đây”, báo cáo viết.

Hơn nữa, báo cáo cũng cho thấy, ngành lắp ráp ô tô có khả năng chỉ đạt được mức tăng trưởng 3% mỗi năm do Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào năm 2015 sẽ khiến các nhà lắp ráp trong nước nhập khẩu từ các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các quốc gia thành viên của hiệp định hợp tác kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Từ năm 2014, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống còn 50%. Mức thuế nhập khẩu này sẽ đuợc giảm hơn nữa xuống còn 35% từ năm 2015, 20% từ năm 2016 và 10% từ năm 2017 và được miễn hoàn toàn vào năm 2018. Điều này sẽ giúp các sản phẩm nhập khẩu có giá cạnh tranh so với các sản phẩm lắp ráp trong nuớc.

Loại bỏ các rào cản hải quan

Theo ông Michael Behrens, để thúc đẩy ngành ô tô Việt Nam thì việc đầu tiên là cần cải cách thủ tục hải quan. 

Ông Behrens cho hay, số giấy tờ hành chính yêu cầu ngày càng nhiều. Mặc dù trong cuốn Sách Trắng 2013, EuroCham đã kiến nghị về việc giảm bớt giấy tờ thủ tục nhưng vào giữa năm 2013 lại có thêm một yêu cầu nữa bắt buộc các nhà nhập khẩu phải nộp bản sao hoàn chỉnh của mỗi hợp đồng chính thức cho từng chiếc xe nhập khẩu nguyên chiếc để được thông quan.

“Chúng tôi cho rằng cơ quan hải quan nên cho phép các nhà nhập khẩu chính thức đăng ký cho giai đoạn vài năm để xác nhận một lần và không cần nộp cùng một bản sao hợp đồng nhập khẩu mỗi khi thông quan một chiếc xe”, ông nói.

Hơn nữa, các thành viên EuroCham tin rằng nên tránh các chi phí tài chính phát sinh thêm không cần thiết (như bảo lãnh ngân hàng sẽ đỡ tốn kém hơn trả thuế truớc). Những chi phí phát sinh không cần thiết này sẽ làm tăng giá bán lẻ ô tô ở Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới