Thứ Sáu, 30/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

FE CREDIT – Nỗ lực vượt ‘bão’ Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Gần hai năm qua, trước những tác động tiêu cực vượt ngoài dự đoán từ đại dịch Covid-19, FE CREDIT không chỉ nỗ lực trong việc duy trì sự hoạt động ổn định của công ty mà còn luôn đồng hành, chia sẻ cùng khách hàng để vượt qua khó khăn. Xã hội quay lại trạng thái bình thường mới cũng là thời điểm kỉ niệm 11 năm thành lập, FE CREDIT đã sẵn sàng cho sự phát triển bứt phá trong thời gian tới nhằm tiếp tục mang đến nguồn vốn tín dụng an toàn, hợp pháp, hiệu quả cho người tiêu dùng Việt Nam. 

Ngành tài chính tiêu dùng đã trải qua 9 tháng đầu năm đầy khó khăn

Trong gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, việc làm, đời sống của đại đa số người dân và nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt sự bùng phát của làn sóng đại dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố và kéo dài suốt từ cuối tháng 4 đến nay.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp. Trong 9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng, có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kéo theo đó, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý 3-2021 sụt giảm nghiêm trọng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. So với quý 2 năm trước, mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý 3 năm nay thậm chí còn thấp hơn nhiều và trở thành mức thu nhập thấp nhất được ghi nhận trong nhiều năm trở lại đây.

Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành tài chính tiêu dùng, khi khách hàng chủ chốt của các công ty này chính là nhóm người lao động yếu thế bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), trong hầu hết các năm, tăng trưởng tiêu dùng tư nhân chiếm từ 60% đến 70% tổng tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong thời gian từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tài chính tiêu dùng. Nhìn từ góc độ hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính, tổng dư nợ tín dụng của 12 công ty tài chính là hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hiện đạt khoảng 129.000 tỉ đồng, gần như không tăng trưởng so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 9-10% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm 2021, trong khi tỷ lệ này vào thời điểm cuối năm 2020 chỉ ở mức 6%.

Vượt qua khó khăn và đồng hành cùng khách hàng

Tuy nhiên, cũng chính những khó khăn, thách thức này sẽ là cuộc sàng lọc để những doanh nghiệp có thực lực, cùng với sự chuẩn bị kỹ càng khả năng ứng phó linh hoạt trước những thách thức sẽ trụ lại sau “cơn bão”.

Tại FE CREDIT, với chiến lược đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, củng cố nền tảng công nghệ và quy trình vận hành từ nhiều năm qua, công ty đã có một nền tảng vững chắc để sẵn sàng cho mọi thay đổi nhằm thích ứng linh hoạt trước tác động của thị trường, hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu đang dần thay đổi của khách hàng.

Cụ thể, sau quá trình thực hiện số hóa, hiện nay gần như toàn bộ quy trình vay của khác hàng từ đăng ký khoản vay, tra cứu và thanh toán khoản vay, sử dụng nguồn tín dụng để mua sắm, tiêu dùng, hay thậm chí gửi yêu cầu, khiếu nại… đều được thực hiện trên nền tảng số, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn giãn cách ngay trong mùa dịch.

Không chỉ hỗ trợ khách hàng, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, giúp gia tăng tối đa trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, nhằm giúp khách hàng thích ứng tốt hơn với xu hướng thanh toán không tiếp xúc, công ty đã liên kết với các đối tác để đa dạng hóa kênh thanh toán trực tuyến cho khách hàng như: ví điện tử ZaloPay, Momo, SmartPay, ViettelPay, ShopeePay… giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, bảo mật thông tin và hạn chế rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Với vị thế tiên phong trong mảng tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, chứng kiến những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh lên đời sống người lao động, FE CREDIT đã chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận của mình để triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ, chia sẻ khó khăn cho khách hàng thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, đồng thời cùng khách hàng xây dựng lộ trình thanh toán khoản vay phù hợp với năng lực tài chính.

Cụ thể, việc hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được công ty triển khai từ tháng 6-2021, chủ động miễn, giảm lãi cho khách hàng theo nhóm nợ khi các tỉnh, thành phố bắt đầu thực hiện cách ly xã hội. Tháng 8-2021, FE CREDIT cũng triển khai chương trình miễn giảm lãi từng kỳ khi khách hàng đóng đủ dư nợ gốc và 50% tiền lãi của kỳ thanh toán gần nhất sẽ được xem xét miễn giảm tiền lãi còn lại cần phải đóng của kỳ góp đó. Các giải pháp này đã hỗ trợ cho hơn 130.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số lãi phí hỗ trợ gần 215 tỉ đồng. Đây là một phần kết quả trong nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh mà FE CREDIT đã và đang triển khai.

Trước đó, thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, FE CREDIT đã hỗ trợ 400.000 khoản vay, trị giá khoảng 2.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi.

Kỳ vọng từ cổ đông chiến lược SMBC

Bất chấp việc ngành tài chính tiêu dùng có dấu hiệu chững lại trong giai đoạn xảy ra đại dịch và có nhiều ý kiến cho rằng các ngân hàng Việt đang dần buông dần mảng tài chính tiêu dùng do không còn tiềm năng phát triển và có thể đã đạt đỉnh, FE CREDIT mới đây đã được SMBC – Tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản mua lại 49% vốn, và xem đây là một phần trong chiến lược trung hạn nhằm mở rộng nền tảng kinh doanh tại châu Á của Tập đoàn.

Ông Kalidas Ghose, CEO của FE CREDIT cho biết, sức ảnh hưởng từ thương vụ có thể sẽ rộng và xa hơn những gì đang được thấy. Sự đồng hành của một định chế tài chính ở tầm toàn cầu cũng sẽ đóng góp thêm nhiều kinh nghiệm về quản trị, mạng lưới, bộ đệm và nguồn lực, trang bị thêm cho họ những công cụ chiến lược trong cuộc cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt ở top đầu thị trường, trong thời chuyển đổi số và hội nhập với những biến động nhanh chóng.

“Mặc dù đã thiết lập được vị thế dẫn đầu vững chắc, tuy nhiên cũng nhận thức được áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, để vượt qua được rất nhiều thách thức trong tương lai thì công ty đã tìm kiếm và hợp tác cùng SMBC. Chúng tôi tin tưởng rằng việc hợp tác với SMBC sẽ giúp FE CREDIT ngày càng vững mạnh. 

Bên cạnh đó, sự hợp tác với một đơn vị tiên phong công nghệ như SBMC, chúng tôi kỳ vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ về công nghệ cũng như nguồn vốn, năng lực quản trị điều hành, và các kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Điều này sẽ giúp FE CREDIT hoạt động kinh doanh hiệu quả, có cơ hội xem xét lãi suất ở mức phù hợp nhất cho khách hàng đồng thời thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng hoạt động lành mạnh và minh bạch”, ông Kalidas Ghose chia sẻ.

Với những thách thức đã trải qua, cùng sự kỳ vọng về ngành tài chính tiêu dùng và sự cộng hưởng từ thương vụ nói trên, sau đại dịch cũng gần thời điểm kỉ niệm 11 năm thành lập công ty, ban lãnh đạo FE CREDIT tin tưởng với sự chuẩn bị kỹ càng công ty đã sẵn sàng tận dụng những lợi thế có được để lấy lại đà tăng tốc trong tương lai. “Covid-19 là thách thức lớn nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy nhiều tín hiệu tích cực. Do đó, chúng tôi nhìn tương lai gần là cơ hội lớn”, ông Kalidas Ghose khẳng định.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới