Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Giảm thất thoát thay vì tăng giá nước

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Giảm thất thoát thay vì tăng giá nước

Thất thoát nước máy hiện vẫn còn lớn. Ảnh: Vietbao.vn.

(TBKTSG) – Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đang đề xuất tăng giá nước từ 24-86% (tùy đối tượng sử dụng). Lý do được đưa ra là: Giá nước đang áp dụng là giá của năm 2004, không phản ánh đúng và đủ chi phí. Chi phí để sản xuất ra 1 mét khối nước hiện nay là 7.500 đồng (?), trong khi giá bán trung bình chỉ có 4.500 đồng/mét khối (!).

Ý kiến đề xuất trên của Sawaco trong tình hình kinh tế đang suy thoái, khiến dư luận băn khoăn, thậm chí bất bình. Điều đáng nói là tình trạng “thất thoát” nước thời gian qua chẳng những không giảm bớt (mỗi năm phải giảm ít nhất 0,5% theo chỉ tiêu của Hội đồng Nhân dân TPHCM) mà ngược lại, ngày càng nghiêm trọng hơn. Cụ thể, năm 2007, tỷ lệ thất thoát nước của thành phố là 29%, thì đến năm 2008 con số này đã lên đến 42,54%, tương đương với 500.000 mét khối nước sạch/ngày.

Nguyên nhân của việc thất thoát, ngoài lý do khách quan (đường ống cũ, mục…), còn do sự thiếu tinh thần trách nhiệm của không ít cán bộ, nhân viên ngành cấp nước. Nhiều trường hợp người dân phát hiện đường nước bị bể, liền gọi điện thoại báo cho Sawaco, nhưng phải dăm ba ngày sau, thậm chí có khi cả tuần mới có người đến sửa.

Theo ông Võ Văn Đường, nguyên giám đốc Công ty Cấp nước TPHCM (tên trước đây của Sawaco), nếu làm tốt công tác chống thất thoát, thì không cần phải tăng giá nước (Tuổi trẻ, 13-3-2009).

Về tỷ lệ nước thất thoát, tôi đề nghị thành phố nên giao chỉ tiêu cho Sawaco mỗi năm phải giảm ít nhất 2%. Cụ thể, năm 2007 thất thoát 29%, thì năm 2009 chỉ được phép thất thoát 25% (có thể đưa số 25% này vào giá thành). Cứ thế, đến năm 2019, tỷ lệ nước thất thoát chỉ còn khoảng 5%, và từ đó về sau, tỷ lệ thất thoát không được phép vượt quá con số này.

Nếu số nước thất thoát nhiều hơn chỉ tiêu được giao, thì tập thể Sawaco (hoặc cá nhân các vị lãnh đạo tổng công ty này) phải bỏ tiền túi ra để bồi thường. Có ràng buộc gắt gao như vậy, mới có thể chấm dứt được thói quen tắc trách, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân, viên chức ngành cấp nước, không đùn đẩy những khó khăn, thất thoát nước cho nhân dân hứng chịu!

PHAN TRỌNG HIỀN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới