Thứ năm, 26/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Gìn giữ phố cổ Hội An: Đông tay thì vỗ nên kêu!

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Gìn giữ phố cổ Hội An: Đông tay thì vỗ nên kêu!

Nhân Tâm

(TBKTSG Online) - Gần đây trên các trang mạng xã hội lan truyền những thông tin nêu lên tình trạng bất cập của việc bán vé tham quan phố cổ Hội An. Một số ý kiến chỉ trích khi cho rằng tất cả du khách vào tham quan khu vực phố cổ đều phải mua vé, cho dù họ chỉ đi bộ ngoài đường và không vào các ngôi nhà cổ để tham quan.

Thu phí Làng hoa Sa Đéc: Cứ nắm đằng cán trước!

Làng hoa Sa Đéc thu phí khách tham quan

Chỉ người Hội An mới được làm homestay ở phố cổ: Cần cân nhắc

Thậm chí có người viết: “Vào ăn uống mua sắm mà không tham quan di tích cũng không thoát” hay “sau 17:30 các điểm tham quan đã đóng cửa nhưng họ vẫn bán vé tham quan và buộc du khách phải mua”.

Gìn giữ phố cổ Hội An: Đông tay thì vỗ nên kêu!
Một trong những lối vào phố cổ Hội An, dọc sông Hoài. Ảnh: Nhân Tâm

hành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, trong đó khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 4-12-1999. Từ năm 2012, Trung tâm Văn hóa-Thể thao Hội An tổ chức bán vé tham quan Hội An với mức giá 80.000 đồng (khách trong nước) và 120.000 đồng (khách nước ngoài) và chỉ có người đi bộ và xe đạp vào khu vực phố cổ vào những khung giờ nhất định

Việc bán vé này, theo ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thể thao Hội An, là một trong những nguồn thu để bảo tồn và trùng tu phố cổ.

Theo tìm hiểu thực tế tại điểm bán vé, tấm vé có giá trị trong vòng 24 giờ và du khách được quyền vào tham quan một số công trình văn hóa, nhà cổ, hội quán và mộ các thương nhân Nhật Bản tồn tại hàng trăm năm và xem biểu diễn nghệ thuật. Đoàn từ 8 khách trở lên sẽ có thuyết minh, hướng dẫn miễn phí.

Vào khu vực phố cổ, một số nơi như đình làng Cẩm Phô, chùa Cầu hay nhà cổ của dân…, khách du lịch phải có vé mới được vào tham quan. Những người quản lý cũng như chủ nhà tại những nơi này giải thích Nhà nước cùng với sự tài trợ của UNESCO và người dân cùng nhau bỏ tiền ra để tu sửa hàng năm để những di sản này không bị xuống cấp.

Họ giải thích cho những du khách vô tình vào tham quan mà chưa mua vé. Những vị khách này cũng có thể quay lại nơi bán vé để mua và tìm hiểu thêm thông tin hoặc mua ngay tại chỗ. Một số du khách chỉ cần đạp xe dọc sông Hoài, lang thang quanh phố cổ yên bình với những ngôi nhà cổ tường vàng, mái ngói đỏ là thỏa mãn rồi, thì không cần phải mua vé.

Vào ban đêm, lượng khách tại phố cổ đông lên đáng kể. Du khách không thể tham quan một số điểm di sản vì đóng cửa, thay vào đó họ có thể tham quan phố cổ về đêm mà không có bất cứ kiểm tra nào về vé tham quan. Họ tự bỏ tiền ra để tham gia các trò chơi dân gian như hát bài chòi hay đập nêu, để đi thuyền dạo trên sông Hoài, để mua hoa đăng bằng giấy thả xuống sông Hoài…

Một du khách nước ngoài ngồi trước một nhà cổ trên đường Phan Bội Châu, thành phố Hội An – con đường có rất nhiều nhà cổ với một tông: tường vàng, mái ngói. Ảnh: Nhân Tâm

“Anh vào tham quan nhà người ta, chụp hình, tham quan thì anh phải có lại quả [trả lễ] chứ”, ông Nguyễn Đình Cừ, chủ một tiệm sách trên đường Phan Bội Châu nằm trong khu vực phố cổ, chia sẻ khi được hỏi về việc này. “Hơn nữa việc này tốt mà. Nhà nước có thêm tiền sẽ trùng tu. Tin tôi đi. Người Hội An sống rất thật lòng!”.

Ông Chistopher Dunn, một người Úc sống tại Hội An được 3 năm, và ông Rehahn, một nghệ sĩ người Pháp khá nổi tiếng gần đây, có phòng tranh trong phố cổ, đều đồng tình về quan điểm thu vé tham quan để trùng tu, bảo vệ phố cổ. Ông Rehahn thậm chí đang ấp ủ dự định cùng chính quyền và người dân sống trên đường Phan Bội Châu lập con đường di sản trên con đường này.

Ông Võ Phùng chia sẻ thêm không hề có việc ép khách du lịch mua vé tham quan phố cổ. “Tuy rằng có quy định mua vé nhưng chúng tôi kêu gọi khách mua vé trên tinh thần tự nguyện, hướng tới mỗi du khách sẽ là một đại sứ thiện chí, giúp bảo vệ di sản Hội An”, ông Phùng nói và chia sẻ thêm việc kiểm soát vé có chăng là dành cho khách đoàn để tránh tình trạng họ “xé lẻ” đi vào phố cổ mà không chịu mua vé và thành phố mất một nguồn thu.

“Khi vào phố cổ, những người dẫn đoàn cũng bắt buộc phải mua vé nếu muốn khách của họ vào thăm một số di tích,” ông Phùng nói thêm.

Được biết, hiện nay có hơn 40 di tích tại phố cổ Hội An xuống cấp cần được tu bổ, khôi phục. Nhiều di tích là nhà người dân sử dụng để ở nên việc xuống cấp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân cũng như du khách tham quan. Trong những năm qua, thành phố Hội An thực hiện trùng tu lần lượt các di tích xuống cấp trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện.

Với những gì xảy ra và ghi nhận thực tế có thể thấy việc thu phí tham quan phố cổ hợp tình hợp lý và không quá khắc khe. 

Là người đến Hội An không biết bao nhiêu lần, người viết tin lời nói của ông Nguyễn Đình Cừ là thật. Người Hội An sống rất thật tình. Họ mong muốn, mỗi vị khách đến “nhà” của mình cùng họ gìn giữ nét phố cổ trong nhiều thế kỷ sau nữa.

Vị trí đặt bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới