Thứ bảy, 10/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

GS Trịnh Xuân Thuận trò chuyện với bạn đọc TPHCM

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

GS Trịnh Xuân Thuận trò chuyện với bạn đọc TPHCM

Nguyễn Vinh

GS Trịnh Xuân Thuận trò chuyện với bạn đọc TPHCM
GS Trịnh Xuân Thuận. Ảnh: laodong.com.vn

(TBKTSG Online) - Từ 10 đến 13-7 tới, GS Trịnh Xuân Thuận sẽ có ba cuộc nói chuyện với sinh viên, độc giả tại TPHCM.

Ba cuộc giao lưu sẽ diễn ra theo các chủ đề: Sách và Nhà khoa học (9 giờ ngày 10-7 tại đường sách Nguyễn Văn Bình), Nguồn gốc vũ trụ (18 giờ ngày12-7 tại khán phòng Idecaf, 12 Lê Thánh Tôn, Q1) và Con đường đến vũ trụ (9 giờ ngày 13-7, tại ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q10).

Nhà xuất bản Trẻ, nơi đã đầu tư ấn hành 8 đầu sách của ông Trịnh Xuân Thuận, gồm: Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Nguồn gốc, nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu,  Những con đường của ánh sáng (2 tập), Khát vọng tới cái vô hạn, Giai điệu bí ẩn, và con người đã tạo ra vũ trụ, Hỗn độn và hài hòa, Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận sẽ đứng ra phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức ba cuộc giao lưu nói trên nhân dịp GS Thuận về nước.

Cũng trong dịp này, nhiều trong số đầu sách trên cũng được phía NXB Trẻ tái bản.

Khoảng 15 năm qua, tác phẩm của GS Trịnh Xuân Thuận được dịch khá đầy đủ và hệ thống tại Việt Nam và được độc giả đón nhận đặc biệt. Những tác phẩm của ông ngoài cung cấp tri thức vật lý vũ trụ còn có ý hướng tìm kiếm sự gặp gỡ giữa lý thuyết vật lý vũ trụ với tư tưởng Phật giáo; được viết với một  ngôn ngữ giàu thi tính, gần gũi, dễ tiếp cận. Chính vì vậy, ông được bạn đọc phương Đông, trong đó có Việt Nam tìm đọc và chia sẻ.

Bên cạnh NXB Trẻ, thì NXB Tri Thức cũng từng dịch, giới thiệu một số tác phẩm quan trọng của Trịnh Xuân Thuận đến với độc giả trong nước như: Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Đối mặt với vũ trụ…

Là một nhà khoa học trưởng thành từ miền Nam trước 1975, sau đó sang Pháp, Mỹ học và nghiên cứu, GS Thuận là nhà vật lý người Mỹ gốc Việt nổi tiếng, một học giả có uy tín trên thế giới. Ông từng đoạt các giải thưởng: giải thưởng lớn Moron của Viện Hàn Lâm Pháp (2007), giải Kalinga năm 2009 của UNESCO nhờ đóng góp trong công cuộc đại chúng hóa khoa học; giải thưởng thế giới Cino del Duca uy tín của Viện Pháp quốc (2012) và giải Louis Pauwels (2012). Ông cũng từng nhận giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2015 cho hạng mục Vì sự nghiệp văn hóa – giáo dục.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới