(KTSG Online) -Trong nhiều thập niên qua, các thương hiệu thời trang xa xỉ đã chật vật chiến đấu với hàng giả. Dù vậy, hiện nay, trên thị trường, ngày càng có nhiều loại hàng siêu nhái (superfake) có thể đánh lừa cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất.
Hàng nhái trong ngành thời trang và phụ kiện xa xỉ đã tồn tại trong hơn một thế kỷ. Nhưng các sản phẩm nhái bắt đầu xuất hiện nhan nhãn vào thập niên 1980 và 1990. Những người không đủ khả năng chi trả cho những sản phẩm cao cấp của các thương hiệu xa xỉ danh tiếng thường tìm đến những khu chợ đường phố như Phố Canal ở thành phố New York, nơi tụ họp của người bán hàng rong túi xách, ví và giày giả. Hầu hết những hàng giả này không lừa được ai. Chúng có thể gắn logo Gucci hoặc Chanel, nhưng được sản xuất với giá rẻ và thường có các dấu hiệu để giúp nhận ra hàng giả, chẳng hạn như da giả, đường khâu không tinh tế hoặc phụ liệu chất lượng thấp.
Hàng nhái thương hiệu xa xỉ có lịch sử lâu đời. Bảo tàng Hàng giả ở Paris (Pháp) từng trưng bày những chiếc tiếc túi xách Dior nhái và chính hãng vào năm 2009. Nhưng hiện nay, trình độ “nhái” các mặt hàng như vậy đã lên một tầm cao mới và được gọi là hàng siêu nhái.
Hàng siêu nhái không phải là những món hàng nhái bày bán ở Phố Canal. Các nhà sản xuất của Trung Quốc ngày càng đạt kỹ năng “nhái” thượng thừa đối với những mặt hàng xa xỉ, giống hàng thật đến từng chi tiết nhỏ. Ngay cả các chuyên gia đánh giá sản phẩm giàu kinh nghiệm cũng khó chỉ ra điểm khác biệt rõ ràng.
Theo một bài viết gần đây trên tờ New York Times, các nhà sản xuất Trung Quốc mua da thuộc từ một số công ty của Ý đang cung cấp cho các thương hiệu xa xỉ. Họ cũng mua các túi xách chính hãng để nghiên cứu cách sản xuất chúng.
Các trang mạng xã hội, nơi phục vụ “sống ảo” và cơn bùng nổ thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã chắp cánh thị trường hàng siêu nhái. Người tiêu dùng trẻ thuộc thế hệ Z càng quan tâm đến các sản phẩm xa xỉ và sẵn sàng sử dụng những chiếc túi xách, giày nhái cao cấp.
Thế hệ người mua sắm trẻ tuổi này, sinh từ năm 1997 đến 2012, sừ dụng hàng giả với niềm tự hào. Họ thậm chí khoe việc sử dụng những sản phẩm hàng nhái, trái ngược với các thế hệ trước xem đây là điều cấm kị. Trên nền tảng TikTok, có hàng có hàng nghìn video của thế Z mách nước về nơi mua sắm hàng “dupe” túi xách, mỹ phẩm và giày thể thao giả. Hàng dupe và hàng nhái không giống nhau. Hàng dupe là hỉ những sản phẩm rẻ hơn, có thiết kế tương tự hàng xa xỉ chính hãng, nhưng không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc nhãn hiệu của các hãng xa xỉ phẩm.
Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm nào cố tình sao chép y chang sản phẩm của một thương hiệu, sử dụng logo, tên hoặc tài sản trí tuệ của thương hiệu đó đều được coi là hàng nhái. Tại một số nước, như Pháp và Ý, việc mua và sử dụng hàng nhái cũng là hành vi bất hợp pháp.
Dù hàng nhái rẻ hơn so với hàng thật, nhưng hàng siêu nhái lại đắt hơn hàng nhái trung bình. Một chiếc túi Hermes Birkin chính hãng có giá khởi điểm 10.000 đô la Mỹ, trong khi giá bán của phiên bản siêu nhái của chiếc túi này có thể lên tới 2.000 đô la Mỹ.
Việc mua một chiếc túi siêu nhái cũng không dễ dàng như mua hàng nhái bình thường. Theo một video rên TikTok của người sáng tạo nội dung Charles Gross, người có nhu cầu thường phải biết có ai đó đã mua hàng siêu nhái để lấy thông tin liên hệ của người bán.
Thông thường, những chiếc túi siêu nhái được sản xuất theo đơn đặt hàng và người bán gửi ảnh sẽ gửi ảnh để khách hàng kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình.
Năm năm 2020, ngành thời trang tổn thất hơn 50 tỉ đô la doanh thu tiềm năng vì hàng giả. Cả thương hiệu xa xỉ và nhà phân phối đã đầu tư hàng triệu đô la cho nỗ lực chống hàng giả, nhưng vấn đề này phổ biến đến mức không thể ngăn chặn tất cả.
Theo Business Insider