Học phí tăng nhanh, tín dụng sinh viên chưa theo kịp
Mỹ Dung
(TBKTSG Online) - Từ năm học sắp tới, học phí nhiều trường đại học sẽ tăng gấp 3 - 5 lần sau khi công bố tự chủ tài chính, cao nhất là các trường thuộc ngành y khoa. Sinh viên nghèo buộc phải vay từ các ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại để có đủ tiền đóng học phí, nhưng để vay được thì cũng rất nhiêu khê.
Cảnh báo sinh viên vướng vào "bẫy" đa cấp khởi nghiệp
Mức cho vay tối đa 2,5 triệu đồng tính theo tháng mà mỗi sinh viên nhận được hiện nay chưa có thay đổi gì so với các năm học trước. Chính sách cho sinh viên vay hiện tại chưa thay đổi để theo kịp mức học phí đang tăng cao.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế trong buổi chia sẻ với sinh viên Đại học Y Dược TPHCM. |
Nhà trường không thể bảo lãnh cam kết vay
Tín dụng sinh viên giúp đảm bảo cơ hội được học tập của học sinh. Hiện tại một số ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất 3,5 - 4,2%/năm kèm theo điều kiện nhà trường giữ bằng tốt nghiệp nếu sinh viên không trả nợ vay đúng hạn sau khi tốt nghiệp.
TS. Võ Hoàng Nhân, Ban Quản lý dự án của Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết hồ sơ thủ tục cho vay dạng này khá phức tạp. Mặt khác, nhà trường cũng không thể đứng giữa bảo lãnh cam kết với phía ngân hàng cho vay. Trường hợp nếu sinh viên không trả nợ ngân hàng theo đúng tiến độ thì nhà trường cũng không thể giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên được, rất khó để xử lý cho thỏa đáng cho cả ba bên.
Về phía nhà trường, để sinh viên nghèo học giỏi có thêm cơ hội học tập trong năm học tới, ông Nhân cho biết trường sẽ hỗ trợ sinh viên thông qua các học bổng từ các quỹ, tổ chức, cá nhân, học bổng Quang Trung, tổ chức phi chính phủ.
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng Phòng đào tạo Đại học Y Dược TPHCM, cho biết mặc dù học phí tăng cao nhưng trường cũng có sẵn gần 800 suất học bổng cho sinh viên với tổng giá trị là 15,5 tỉ đồng. Sinh viên phấn đấu giành được học bổng thì có thể yên tâm tiếp tục theo học.
“Tôi nghĩ với những suất học bổng trên các em cũng có đủ khả năng để trang trải học phí. Trường cũng có những chính sách hỗ trợ tài chính đặc biệt cho sinh viên từ vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhờ vậy, đầu vào của trường cũng sẽ chuẩn hơn, có chọn lọc và đảm bảo không để trường hợp sinh viên nghèo học giỏi phải quá khó khăn để xoay sở học phí”, PGS. TS. Khôi chia sẻ.
Sinh viên nghèo trông chờ vào các quỹ học bổng
Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, nhiều năm nay trường hỗ trợ cho sinh viên bằng các quỹ học bổng cho sinh viên nghèo, học giỏi, hoặc có rủi ro trong quá trình học tập. Hiện quỹ này có nguồn tiền gần 20 tỉ đồng.
“Năm học mới này, chúng tôi sẽ xem xét duyệt các trường hợp vay vốn sinh viên thông qua ngân hàng chính sách địa phương. Theo đó, các em sẽ được vay từ 8-10 triệu đồng/học kỳ với mức lãi suất bằng 0. Học phí trường dao động từ 20 - 21 triệu đồng/năm, cho nên các sinh viên vay từ ngân hàng chính sách địa phương thì có thể theo học được mà không lo ngại chuyện tăng học phí như hiện nay. Ngoài ra, các gói vay ngân hàng khác thì sinh viên và phụ huynh cần cân nhắc vì mức lãi suất sẽ cao, nếu có thể cam kết trả nợ thì cũng có thể vay theo hình thức này”, Thạc sĩ Thoa nói.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Trưởng khoa Thường trực Khoa Y thuộc trường Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, trước giờ trường có hợp tác với ngân hàng BIDV, Vietcombank cho sinh viên vay vốn. Tuy nhiên, sinh viên không vay nhiều có thể vì lãi suất vẫn chưa hợp lý. “Năm nay, học phí trường sẽ tăng khoảng 5 - 7%, từ 60 - 88 triệu đồng/năm. Tôi nghĩ mức học phí này cũng hợp lý, sinh viên có thể chi trả được.
Vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ căn cứ vào mức thu học phí, sinh hoạt phí và nhu cầu người vay để quyết định mức cho vay cụ thể. Lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng. Sinh viên vay vốn viết Giấy đề nghị cho vay vốn theo mẫu kèm theo Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo trúng tuyển gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại UBND cấp xã. Tổ này sẽ họp để bình xét cho vay, sau đó gửi Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận. Sau khi có xác nhận, ngân hàng Chính sách xã hội sẽ làm thủ tục phê duyệt cho vay. Ngân hàng này giải ngân vốn vay một năm hai lần. Đến kỳ vay, sinh viên hoặc người nhà mang chứng minh nhân dân đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội để nhận tiền vay. Sinh viên phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học. |
Học phí một số trường công lập và tư thục năm học 2020-2021
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP | ĐẠI HỌC TƯ THỤC |
ĐH Y Dược TPHCM: 30 - 70 triệu đồng/năm. | ĐH quốc tế Hồng Bàng: Răng - Hàm - Mặt 165 triệu đồng/năm (tiếng Việt), 198 triệu đồng/năm (tiếng Anh), ngành y khoa 165 triệu đồng/năm. |
ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM: - Hệ đại trà từ 17,5 - 19,5 triệu đồng/năm. - Hệ chất lượng cao tiếng Việt 28 - 30 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Anh 32 triệu đồng/năm; chất lượng cao Việt - Nhật 32 triệu đồng/năm. - Ngành robot và trí tuệ nhân tạo có 20/50 sinh viên được miễn học phí, số còn lại đóng 24 triệu đồng/năm. |
ĐH Tân Tạo: 150 triệu đồng (ngành y khoa), các ngành còn lại dự kiến 40 triệu đồng/năm. |
ĐH Luật TPHCM: 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 - 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). | ĐH Công nghệ TPHCM: ngành dược 40 - 45 triệu đồng/năm. |
ĐH Quốc tế TPHCM: 43,5 triệu đồng/năm | ĐH quốc tế Sài Gòn: 47 - 54 triệu đồng/năm học (tiếng Việt) và trên 122 - 133 triệu đồng/năm (tiếng Anh) |
ĐH Công nghiệp TPHCM: - Chương trình đại trà: 17-18 triệu đồng/năm. - Chương trình chất lượng cao: 28 triệu đồng/năm. |
ĐH Văn Lang: 17 - 22 triệu đồng/học kỳ. |
ĐH Mở TPHCM: 15,5 - 22 triệu đồng/năm. Chương trình đào tạo đại học chất lượng cao: - Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng: 36 triệu đồng/năm. - Ngành Công nghệ sinh học: 37,5 triệu đồng/năm. |
ĐH Hoa Sen từ 26 - 39 triệu đồng/học kỳ |
ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM: 18 - 20 triệu đồng/năm. | ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM: 30 triệu đồng/học kỳ. |
ĐH Tài chính–Marketing: - Chương trình đại trà: 18 triệu đồng/năm. - Chương trình chất lượng cao: 36,3 triệu đồng/năm. |
|
ĐH Kinh tế quốc dân: 14 - 80 triệu đồng/năm. | |
ĐH Kinh tế TPHCM: - Chương trình đại trà: bình quân 20 triệu đồng/năm. - Chương trình Cử nhân Chất lượng cao: bình quân 32 - 40 triệu đồng/năm. - Chương trình Cử nhân tài năng: bình quân 50 triệu đồng/năm. |