Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khách sạn tại Việt Nam mới hoạt động hơn một nửa công suất

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khách sạn tại Việt Nam mới hoạt động hơn một nửa công suất

Đào Loan

Khách sạn tại Việt Nam mới hoạt động hơn một nửa công suất
Khách du lịch đang chơi trò chơi tập thể tại một resort ven biển ở tỉnh Khánh Hòa- Ảnh: Đào Loan

(TBKTSG Online) – Hệ thống khách sạn đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam nhưng công suất sử dụng phòng bình quân vào năm ngoái khá thấp, chỉ 57% và có sự khác biệt lớn về hiệu quả kinh doanh giữa các khách sạn ở các địa phương.

Theo Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2016 do Tổng cục Du lịch phát hành, tính đến hết năm ngoái, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước ước tính là 21.000 cơ sở, tăng 10,5% so với năm 2015, cung cấp cho thị trường 420.0000 phòng, tăng 13,5% so với cùng kỳ.

Công suất sử dụng phòng bình quân của các cơ sở lưu trú này là 57% nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa các địa phương. Trong khi những nơi như Quảng Nam, Khánh Hòa có công suất trên 70% thì nhiều địa phương khác, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ có công suất bình quân 35-45%, tức hoạt động dưới công suất có thể đem lại tiền lời cho chủ đầu tư.

Vào năm ngoái, ngành du lịch đón hơn 10 triệu lượt du khách quốc tế và khoảng 62 triệu lượt khách nội địa. Số lượng du khách tăng trưởng mạnh của năm qua và những năm gần đây đã kéo theo sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư vào hệ thống khách sạn.

Báo cáo cho biết, vào năm ngoái, có thêm 76 khách sạn, resort mới được công nhận đạt tiêu chuẩn 3-5 sao nâng tổng số cơ sớ lưu trú 3-5 sao lên 784 cơ sở với 91.250 phòng.

Năm 2016 tiếp tục chứng kiến sự sôi động ở phân khúc đầu tư cho dịch vụ cao cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược. Trong đó, những tập đoàn trong nước như Sun Group, VinGroup, FLC, Mường Thanh đã đầu tư hàng loạt sản phẩm, dịch vụ nghỉ dưỡng… với tổng vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng.

Cũng theo báo cáo này, vào năm ngoái, tổng thu từ du lịch đạt 417,2 ngàn tỉ đồng. Trong đó, tỷ lệ thu từ khách quốc 57,8%, còn lại từ khách nội địa.

Với khách quốc tế, bốn dịch vụ thu được nhiều nhất lần lượt là thuê phòng với hơn 66.895 tỉ đồng, ăn uống với trên 53.684 tỉ đồng, đi lại với hơn 42.100 tỉ đồng và mua hàng với trên 32.384 tỉ đồng. Với khách nội địa, mảng dịch vụ đi lại đem lại thu nhập cao nhất với hơn 44.959 tỉ đồng, kế đến là ăn uống với hơn 42.668 tỉ đồng, thuê phòng với hơn 29.523 tỉ đồng và mua hàng với trên 26.348 tỉ đồng.

Đọc thêm:

TPHCM: khách quốc tế đến nhiều, giá khách sạn giảm

Ngành du lịch có thể đạt doanh thu 500.000 tỉ đồng trong năm 2017

Sửa đổi Luật đầu tư, Luật về xuất nhập cảnh để phát triển du lịch

Khách sạn không được tự gắn sao công bố chất lượng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới